Trị rệp sáp trên cây ăn quả bằng phương pháp sinh học

MỤC LỤC

Rệp sáp là một loại côn trùng phá hoại mạnh và vô cùng nguy hiểm đối với cây trồng. Do đó trong quá trình canh tác bà con cần lưu ý cách phòng ngừa và tiêu diệt rệp sáp trên cây ăn quả khi chúng xuất hiện. Do đó, hôm nay eminhatban.vn sẽ chia sẻ đến bà con phương pháp trị rệp sáp bằng sinh học giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.

Đặc điểm loài rệp sáp

Đặc điểm của rệp sáp

Rệp sáp trên cây ăn quả có nhiều loại, nhưng thường gặp nhất là loài PlanococcusPseudococcus. Chúng có cả con đực và con cái. Rệp sáp cái có hình bầu dục, dài 3-5mm, thân màu hồng phớt, được bao phủ bởi một lớp sáp trắng, quanh rìa thân có các sợi rua trắng, rệp cái không có cánh. Rệp đực có kích thước nhỏ hơn, có cánh mỏng, màu xám nhạt. Rệp sáp sinh sản nhanh, mỗi lầm có thể đẻ tới 250 trứng và nở ra sau khoảng 5-7 ngày

Rệp sáp hại cây ăn trái
Rệp sáp hại cây ăn trái

Cách thức gây hại

Bộ ba kiến- rệp sáp- nấm bồ hóng huỷ diệt cây ăn trái

Thứ nhất, kiến làm nhiệm vụ vận chuyển rệp sáp bởi rệp tự di chuyển sẽ rất chậm chạp. Rệp tiết ra chất ngọt hấp dẫn kiến để kiến mang rệp đi gây hại và đẻ trứng ở khắp các bộ phận của cây.

Thứ hai, chất bài tiết của rệp hấp dẫn nấm bồ hóng, tiếp tục gây hại ở những nơi mà rệp đi qua.

Thứ 3, chất thải của rệp còn là thức ăn của kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây, kiến đỏ tiếp tục tha rệp xuống đất chích hút nhựa gốc cây, rệp sáp gây hại trên rễ cây ăn trái khiến bộ rễ bị hỏng nặng, cây cằn cỗi, lá vàng,…

Có 3 loại kiến chính thường tha rệp đi là kiến đen, kiến lửa và kiến cao cẳng.

Những đối tượng cây ăn quả của rệp sáp.

Rệp sáp hại cây có múi. 

Đối với cây có múi thì rệp sáp gây hại ở các lá, đọt non và cả hoa, trái,… nếu bị nặng cây có thể bị vàng lá, quả có thể kém phát triển hoặc rụng. Rệp chủ yếu những lúc thời tiết khô hạn và mùa nắng.

Chi tiết về rệp sáp gây hại trên cây cam xem thêm tại đây

Chi tiết về rệp sáp gây hại trên cây bưởi xem thêm tại đây

Rệp sáp hại cây xoài

Rệp sáp gây hại trên cây xoài bằng cách chích hút nhựa các bộ phận non của cây như lá non, đọt no, bông, cuống trái non; làm cho cây bị suy yếu, đọt non bị thui chột, bông có thể bị rụng hoặc không phát triển được. Rệp sáp chích hút nhựa trái, kể cả trái già, gây rụng trái hoặc làm trái nhỏ, biến dạng và làm giảm giá trị thương phẩm của trái

Ngoài gây hại trực tiếp, trong chất thải của rệp còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thu hút nấm bồ hóng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp làm cho trái chậm lớn. Rệp sáp và nấm bồ hóng tác động đồng thời lên cây xoài làm cho cây bị còi cọc, chậm phát triển. Ngoài ra, nấm bồ hóng phát triển làm lá và vỏ trái bị đen, ảnh hưởng đến mẫu mã bên ngoài của trái.

Hình ảnh rệp sáp phấn xoài
Rệp sáp hại cây xoài

Rệp sáp hại sầu riêng

Đối với sầu riêng, rệp sáp gây hại đa số trên các bộ phận của cây bao gồm: lá, rễ, cành, bông, trái,… nặng nhất là trên trái non và bông sầu riêng.

  • Trên hoa: chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.
  • Trên trái, làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển. Khi trái lớn, rệp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, gây mất thẩm mĩ.
  • Rệp sáp hại rễ sầu riêng, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn có hại xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ trên cây sầu riêng.

Xem thêm rệp sáp hại sầu riêng tại đây

Rệp sáp hại đu đủ

Trên cây đu đủ, rệp sáp tấn công các bộ phận non như đọt non, lá non, hoa và trái non, cả trái lớn cũng có thể bị tấn công. Nguyên nhân rệp sáp trên đu đủ là bởi rệp sáp là loài đa thực, ngoài cây đu đủ còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như rệp sáp hại chôm chôm, sapo, mãng cầu, rệp sáp hại na,…cho nên việc phòng trừ rệp sáp hại đu đủ đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn.

Triệu chứng: Trên cây đu đủ bị rệp sáp tấn công, lá cây bị xoăn, đọt non chùn lại, trái lấm tấm chảy nhựa rồi gây sẹo trên vỏ quả, cây sinh trưởng phát triển kém. Khi bị nặng, có nhiều nấm bồ hóng bám ngoài thân cây phần buồng và suốt khoảng 1m phía dưới; quả rắn, lá dưới biến vàng và rụng làm mất khả nặng quang hợp; nhìn xa cả buồng quả bị phủ một lớp sáp trắng.

Rệp sáp hại đu đủ
Rệp sáp hại đu đủ

Rệp sáp trên cây ổi 

Rệp sáp tấn công trên cả hoa, quả, lá của cây ổi. Rệp tập trung ở mặt dưới của lá non, đọt non, cành non, chích hút nhựa, làm cho lá biến vàng, đọt non xoắn lại và ngừng phát triển. Các bộ phận của cây khi bị rệp tân công mạnh sẽ xuất hiện một lớp bột màu đen, đó chính là nấm bồ hóng bị thu hút bởi chất bài tiết của rệp sáp.

Rệp có khả năng gây hại quanh năm và gây hại nặng nhất vào mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô.

Hậu quả gây hại của rệp sáp trên cây ổi

  • Chồi non bị biến dạng, lá cong queo, biến vàng, cây còi cọc, kém phát triển.
  • Trái non bị rệp tấn công không phát triển và rụng sớm, trái già bị rệp tấn công nhỏ, chất lượng, phẩm chất trái giảm.
  • Chất thải của rầy mềm thu hút nấm bồ hóng phát triển, làm giảm diện tích quang hợp của cây. Ngoài ra nấm bồ hóng làm giảm tính thẩm mỹ của trái, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ.

Phòng trừ rệp sáp bằng phương pháp hoá học là phổ biến tuy nhiên cách trị rệp sáp trên cây ổi bằng phương pháp sinh học sẽ mang lại hiệu quả bền vững hơn so với thuốc đặc trị rệp sáp trên cây ổi bằng hoá học.

Phòng trị rệp sáp trên cây ổi bằng phương pháp sinh học bền vững hơn
Phòng trị rệp sáp trên cây ổi bằng phương pháp sinh học bền vững hơn

Rệp sáp hại chôm chôm

Đây là một trong vài đối tượng sâu bệnh gây hại nặng nhất cho cây chôm chôm. Rệp gây hại từ khi trái non, chích hút trên cuống trái và trái. Chúng thường tập trung rất nhiều ở những chùm trái dày, chặt, trong suốt giai đoạn phát triển của trái từ khi còn nhỏ đến lúc chín. Trên trái non, nếu mật độ của rệp cao sẽ làm cho trái không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật độ thấp hoặc tấn công khi trái đã lớn thì trái vẫn tiếp tục phát triển những ăn không ngon, bị nhạt, chua.

Trong quá trình sống rệp tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển, gây mất thẩm mĩ cho trái, bán không được giá cao, gây thiệt hại cho nhà vườn. Loài này tuy ít di chuyển nhưng sống cộng sinh với kiến đen. Bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác, mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại trong bài tiết của rệp chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.

Như đã nói ở trên, đây là loài đa kí chủ, cho nên việc phòng trị rệp sáp trên cây chôm chôm không phải lúc nào cũng đạt kết quả như mong muốn do chúng thường xuyên có mặt trên nhiều loại cây trồng khác nhau trong vườn.

Rệp sáp hại chôm chôm
Rệp sáp hại chôm chôm

Cách trị rệp sáp trên cây ăn quả bằng phương pháp sinh học

Để phòng trừ rệp sáp hại cây ăn trái, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Bà con cần thăm vườn thường xuyên, kiểm tra các tán lá, nhất là phần gốc của cây sầu riêng để tránh sự xuất  hiện của rệp sáp.
  • Giữ mật độ cây hợp lý, tạo sự thông thoáng cho vườn cây, tráng tạo nơi trú ẩn cho cây rệp sáp.
  • Trước khi gieo trồng cây ăn trái, bà con nên chọn những giống cây tốt, khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh cao.
  • Nuôi các loại thiên địch như kiến vàng, ong để chúng giúp bà con tiêu diệt trứng và con rệp sáp.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun định kỳ cho cây trồng tháng/lần nhằm ngăn chặn rệp sáp cũng như các loài côn trùng tấn công.

Khi bị rệp sáp xâm hại, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Nhổ bỏ những cây bị rệp sáp xâm hại và tiêu hủy chúng
  • Vệ sinh vườn để ngăn chặn nơi ẩn náo của rệp sáp.
  • Sử dụng thuốc trị rệp sáp hại cây ăn quả bằng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun cho cây ăn quả 7-10 ngày/lần nhằm tiêu diệt rệp sáp hiệu quả.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây ăn trái, để giúp cây sinh trưởng và phát triển, có khả năng chống chọi với rệp sáp, tăng sức đề kháng cho cây, tăng năng suất cây trồng, giúp cho bà con có được một vụ mùa bội thu.

Có thể bạn quan tâm:

Đi tìm giải pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng

 

Bật mí cách trị rệp sáp trên cây cảnh đơn giản hiệu quả

Cách phòng trị rệp sáp hại cây hồ tiêu

Cách phòng trừ rệp sáp hại cà phê cực kỳ hiệu quả

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *