Chăm sóc cây non, tơ hiệu quả không cần quá cầu kỳ, tốn kém

Ông ( Nguyễn Quý Lai ) tại vườn sầu riêng EMI Việt Nam

Giai đoạn cây tơ, bộ rễ cây còn nhỏ, dinh dưỡng đưa vào cây không nhất thiết phải quá nhiều, quan trọng nhất của chăm sóc cây tơ là chăm đúng. Ngoài các yếu tố sâu bệnh, tuyến trùng v.v cần chú ý đầu tư để phòng ngừa thì phân bón cây chỉ cần một lượng rất nhỏ ở giai đoạn này .

Hai yếu tố quan trọng nhất khi chăm cây tơ là phân bónnước

  • Phân bón giai đoạn non tơ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
  • Nước tưới đúng mới thực sự là quan trọng.

Về phân bón, cây cần một lượng nhỏ hữu cơ, phân chuồng hàng năm để bổ sung cải tạo nếu cần thiết khi quan sát đất bạc màu, ít dinh dưỡng. Ngoài ra, chỉ cần một lượng nhỏ phân bón về đạm – lân- kali là có thể chăm sóc một khu vườn khá ngon lành. Bón phân cần đúng thời điểm, đúng nhu cầu cây và bón một lượng nhỏ vừa tiết kiệm vừa tránh lãng phí do cây không hấp thu hết, rửa trôi, tránh tư tưởng bón nhiều “ cho chắc ăn”, hãy thử bón thật ít ( cần lắm mới dặm thêm) và tưới thật kỹ, bạn sẽ thấy rõ hiệu quả của chăm tưới.

Nước mới là yếu tố hàng đầu trong canh tác nông nghiệp, là phương pháp chăm sóc ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao nhất khi chăm sóc tiết kiệm. “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” – Ai làm nông cũng biết đến câu này. Tuy vậy, với anh em mới bắt đầu làm quen nông nghiệp thì việc tổ chức tưới thường là vấn đề hay chủ quan và chưa thực sự quan tâm đúng mức, dẫn đến có một số hạn chế trong chăm sóc.

Việc tưới nước ảnh hưởng quyết định tới sự hấp thụ dinh dưỡng, vận chuyển dinh dưỡng. Nước là phân tử quan trọng nhất trong sinh khối cây vì nó điều khiển bộ máy trao đổi chất của cây.

Nước không chỉ là tưới, việc tối ưu về độ ẩm và nước sau tưới mới là điều quan trọng nhất. Cần chú ý rằng việc tưới nước ngoài cung cấp nước cho cây hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng nó còn mang ý nghĩa duy trì nhiệt độ khu vườn ở ngưỡng thuận lợi nhất cho cây hoạt động và nuôi dưỡng các yếu tố có liên quan như vi sinh vật, thảm thực vật của vườn. Vì vậy, nếu việc tưới tiêu hạn chế trong vùng gốc cây chỉ mang yếu tố cung cấp nước cục bộ cho bộ rễ chứ chưa là tối ưu cho việc phát triển của bộ rễ. Chúng ta có thể hình dung, nếu bộ rễ vươn xa ra từ gốc là 1m và việc tưới tiêu cũng chỉ đáp ứng 1m này thì từ 1m ấy tiến xa ra sẽ là vùng khô hạn, nhiệt độ đất cao và cây cực khó để vươn rễ ra các vùng ấy, để phục vụ nhu cầu của mình, cây có thể phải tự thích ứng bằng cách dồn quá nhiều rễ tại vùng gốc hoăc ăn sâu xuống, điều này không tốt cho bộ rễ khi vào mùa mưa vì bộ rễ ăn sâu có thể phải chịu điều kiện bất lợi như ẩm độ luôn quá cao, thiếu oxi, v.v dển đến thối vùng rễ tầng sâu.

Việc quản lý tốt cỏ tại vườn, tủ rơm cỏ vùng gốc chính là giải pháp duy trì độ ẩm tốt nhất cho việc phát triển của cây vào mùa nắng. Ở các giai đoạn cây phát chồi và hình thành bộ rễ non mới, việc tưới quá nhiều nước hoặc gián đoạn thời gian tưới dài làm khô đất sẽ ảnh hưởng rất xấu đến bộ rễ, có thể làm thối hư rễ hoặc khô chết các rễ non, rễ tơ và bộ lông hút của rễ, gây ra các hiện tượng vàng lá.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *