Đi tìm giải pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng

MỤC LỤC

Rệp sáp không chỉ gây hại mạnh trên cây cà phê, hồ tiêu, cây có múi,.. mà còn mối nguy hiểm với cây ăn trái như chôm chôm, ổi,…, và đặc biệt là cây sầu riêng. Để cây sầu riêng cho năng suất và chất lượng tốt thì nhà nông cần nắm được những đặc tính gây hại của rệp sáp và áp dụng những biện pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng hiệu quả sau đây.

Đặc điểm của rệp sáp hại sầu riêng

Đặc điểm hình thái

Rệp sáp trên sầu riêng có nhiều loại, nhưng thường gặp nhất là loài PlanococcusPseudococcus. Chúng có cả con đực và con cái. Rệp sáp cái có hình bầu dục, dài 3-5mm, thân màu hồng phớt, được bao phủ bởi một lớp sáp trắng, quanh rìa thân có các sợi rua trắng, rệp cái không có cánh. Rệp đực có kích thước nhỏ hơn, có cánh mỏng, màu xám nhạt. Rệp sáp sinh sản nhanh, mỗi lầm có thể đẻ tới 250 trứng và nở ra sau khoảng 5-7 ngày

Rệp sáp hại cây sầu riêng
Rệp sáp hại cây sầu riêng

Thời điểm gây hại của rệp sáp trên sầu riêng

Thời điểm gây hại rõ nhất là trong giai đoạn sầu riêng trổ bông- trổ nhuỵ và có trái non. Để nhận biết sớm trong vườn có rệp sáp hay không, nhà nông cần chú ý đến những yếu tố sau:

  • Trong vườn có trồng xen các cây khác như tiêu, cà phê, ôi, chôm chôm,… sẽ dễ xuất hiện rệp sáp
  • Vườn có sự xuất hiện của nấm bồ hóng
  • Vườn đang bị khô hạn, độ ẩm thấp.

Cách thức gây hại

Bộ ba kiến- rệp sáp- nấm bồ hóng huỷ diệt cây sầu riêng. 

Thứ nhất, kiến làm nhiệm vụ vận chuyển rệp sáp bởi rệp tự di chuyển sẽ rất chậm chạp. Rệp tiết ra chất ngọt hấp dẫn kiến để kiến mang rệp đi gây hại và đẻ trứng ở khắp các bộ phận của cây.

Thứ hai, chất bài tiết của rệp hấp dẫn nấm bồ hóng, tiếp tục gây hại ở những nơi mà rệp đi qua.

Thứ 3, chất thải của rệp còn là thức ăn của kiến đỏ và kiến đen sống cộng sinh trên cây, kiến đỏ tiếp tục tha rệp xuống đất chích hút nhựa gốc cây, rệp sáp gây hại trên rễ cây sầu riêng khiến bộ rễ bị hỏng nặng, cây cằn cỗi, lá vàng,…

Có 3 loại kiến chính thường tha rệp đi là kiến đen, kiến vàng và kiến cao cẳng.

Rệp sáp gây hại trên tất cả các bộ phận của cây sầu riêng

  • Trên hoa: chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.
  • Trên trái, làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển. Khi trái lớn, rệp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, gây mất thẩm mĩ.
  • Rệp sáp hại rễ sầu riêng, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn có hại xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ trên cây sầu riêng.
  • Rệp sáp tấn công vào tất cả các bộ phận của cây sầu riêng
    Rệp sáp tấn công vào tất cả các bộ phận của cây sầu riêng

Tham khảo thêm về bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng tại đây

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng

Để phòng trừ rệp sáp hại cây sầu riêng, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Bà con cần thăm vườn thường xuyên, kiểm tra các tán lá, nhất là phần gốc của cây sầu riêng để tránh sự xuất  hiện của rệp sáp
  • Giữ mật độ cây hợp lý, tạo sự thông thoáng cho vườn cây, tráng tạo nơi trú ẩn cho cây rệp sáp
  • Trước khi gieo trồng cây sầu riêng, bà con nên chọn những giống cây tốt, khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh cao.
  • Nuôi các loại thiên địch như kiến vàng, ong để chúng giúp bà con tiêu diệt trứng và con rệp sáp hại sầu riêng
  • Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun định kỳ cho cây trồng tháng/lần nhằm ngăn chặn rệp sáp cũng như các loài côn trùng tấn công.

Cách khắc phục cây sầu riêng khi bị rệp sáp xâm hại

Khi bị rệp sáp xâm hại, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Nhổ bỏ những cây bị rệp sáp xâm hại và tiêu hủy chúng
  • Vệ sinh vườn để ngăn chặn nơi ẩn náo của rệp sáp.
  • Sử dụng thuốc trị rệp sáp hại sầu riêng bằng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun cho cây sầu riêng 7-10 ngày/lần nhằm tiêu diệt rệp sáp hại sầu riêng hiệu quả.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây sầu riêng, để giúp cây sinh trưởng và phát triển, có khả năng chống chọi với rệp sáp hại rễ sầu riêng, tăng sức đề kháng cho cây, tăng năng suất cây trồng, giúp cho bà con có được một vụ mùa bội thu.
Phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng bằng chế phẩm sinh học EMI
Phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng bằng chế phẩm sinh học EMI

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trị rệp sáp hại cây hồ tiêu

Cách tiêu diệt rệp sáp hại rễ ở cây cam

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *