Bật mí cách trị rệp sáp trên cây cảnh đơn giản hiệu quả

MỤC LỤC

Rệp sáp luôn là nỗi ám ảnh của nhà nông, bởi chúng là loài đa thực, kí sinh trên rất nhiều loại cây trồng từ các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu đến cây ăn trái như cam, bưởi, sầu riêng. Rệp sáp trên cây cảnh cũng rất dễ thấy, chúng xuất hiện trên cây hoa lan, hoa hồng,… chích hút nhựa cây và khiến cây kém phát triển. Bài viết này giới thiệu đến bạn cách trị rệp sáp trên cây cảnh bằng những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm.

Dấu hiệu nhận biết rệp sáp trên các đối tượng cây cảnh. 

Rệp sáp trên hoa hồng

Dấu hiệu rệp sáp trên hoa hồng là trên phiến lá có đốm trắng nhỏ, phần này bị vàng đi, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Cây nào bị nhiễm nặng thì rệp sáp thành mảng bào phủ mặt lá, tiêu hoá chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quang hợp của cây hoa hồng. Tác hại của rệp sáp trên hoa hồng là gây trở ngại cho sự sinh trưởng, phát dục của cây, cây không thể ra hoa bình thường, xuất hiện lá khô, rụng lá cho đến khi cây chết. Đồng thời các vết thương do rệp sáp gây nên dễ nhiễm virus hoặc thu hút nấm bồ hóng, làm giảm diện tích quang hợp của lá.

Rệp sáp ở hoa hồng gây hại quanh năm nhưng mạnh nhất vào mùa xuân-hè. Bởi đây là thời điểm sinh sản rất mạnh của rệp sáp. Bà con trồng cây cần lưu ý thời điểm này để có giải pháp trị rệp sáp trên cây hoa hồng kịp thời. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều dòng thuốc trị rệp sáp trên hoa hồng tuy nhiên những dòng thuốc hoá học này có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây hại môi trường, bà con cần lưu ý.

Rệp sáp hại hoa hồng
Rệp sáp hại hoa hồng

Rệp sáp trên hoa lan

Rệp sáp gây hại trên lan bằng các đi hút các chất dinh dưỡng trong cây, khiến cho cây bị còi cọc, ốm yếu và dẫn đến chết dần. Loại rệp này sẽ gây hại trên từng bộ phận chính của cây bao gồm rễ, thân và lá,…Nếu nhiễm nặng, lá cây có dấu hiệu bị vàng và các giả hành teo tóp, khô lại sau đó cây sẽ bị chết. Trong quá trình tạo nụ, chúng cũng sẽ tấn công nụ và làm cho những bông hoa kém chất lượng, thậm chí là dị dạng. Từ những vết chích hút của rệp sẽ gây ra các bệnh khác nhau như thối nâu do vi khuẩn, bệnh do virus,…

Thời điểm thích hợp cho rệp phát triển mạnh là vào mùa nắng. Chất bài tiết của rệp sẽ thu hút nấm bồ hóng đến và làm giảm diện tích quang hợp của cây.

Hiện nay, cách trị rệp sáp trên hoa lan có rất nhiều, phổ biến như thuốc trị rệp sáp trên hoa lan Movento của Đức, đây là dòng thuốc diệt trừ rệp trên lan bằng cách nhiễm độc cây, cũng gây ảnh hưởng đến nhiều loại côn trùng chích hút khác. Ngoài ra có thể trị rệp ở lan bằng nước rửa chén lau lá thường xuyên. Cách này cũng có thể loại trừ rệp sáp trên lan tuy nhiên rệp trốn trong các bẹ lá, hay rễ thì không thể kiểm soát hết được.

Rệp sáp trên hoa phong lan
Rệp sáp trên hoa phong lan

Rệp sáp trên cây mai 

Rệp sáp thường tập trung ở lá, chồi non, cuống hoa. Chúng hút nhựa rễ cây làm cây phát triển kém. Ở lá, ban đầu là đốm trắng nhỏ rồi vàng dần, sau đó hình thành mảng bao phủ mặt lá, làm lá héo, vàng úa và chết dần. Dịch tiết ra từ rệp sáp tạo điều kiện bồ hóng đen phát triển dễ gây mốc đen lá. Cây mai vàng bị rệp sáp tấn công sẽ sinh trưởng kém, tỷ lệ ra hoa giảm đáng kể hoặc khó ra hoa.

Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển, chúng thường tấn công mạnh vào mùa khô và giảm lại trong mùa mưa nhưng lại ưa bóng mát. Thường xuất hiện trong các tháng nắng, trong Tết, đầu năm (thời điểm này là giai đoạn kinh doanh của cây hoa mai nên bà con cần hết sức lưu ý).

Vì thế rệp sáp hại cây mai hay xuất hiện ở những khu vực cây trồng có ít ánh sáng hoặc trồng nơi đông đúc, mật độ cây cối cao hoặc bị che bóng bởi cây cao, nhà cửa,… Vì vậy 1 cách tự nhiên để trị rệp sáp trên mai đó chính là di chuyển cây đến những khu vực có ánh nắng dồi dào, tưới nước hằng ngày.

Đặc điểm của rệp sáp là cộng sinh với kiến, những cây mai trồng trong bầu đất, lưu ý là kiến lửa sẽ tha trứng và con rệp sáp để bám và làm tổ dưới bộ rễ, Còn những trứng rệp sáp ở trên ngọn cây thì chỉ cần sử dụng đúng thuốc trị rệp sáp trên mai thì sẽ chết toàn bộ. sử dụng kết hợp cùng thuốc diệt kiến. Cách này tuy hiệu quả nhưng dễ gây hại tới môi trường và ảnh hưởng đến các loài kiến hay ong là thiên địch tự nhiên của rệp sáp nên nhà nông cần lưu ý.

Rệp sáp trên cây hoa mai
Rệp sáp trên cây hoa mai

Rệp sáp trên cây đào

Cũng như rệp sáp trên cây mai, rệp sáp tập trung nhiều ở phần nhánh, thân cây và các kẽ nụ. Chúng hút nhựa cây làm cho cây đào héo dần và sau đó chết đi. Nếu mật độ rệp sáp trên cây đào cao thì rệp sẽ hút sạch hết nhựa trong lõi gỗ làm cho cây kém phát triển, héo và dễ gãy hơn.

Hiện nay cũng có rất nhiều thuốc trị rệp sáp trên cây đào, tuy nhiên phương pháp này không khuyến khích bà con sử dụng bởi thuốc hoá học phun rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Ngoài ra, có nhiều vườn phun phòng trừ rệp sáp bằng phương pháp hoá học cũng không thể hết được bởi như đã nói đây là loài đa thực, chúng kí sinh đa dạng ở các loại cây trồng và tốc độ lây lan, đẻ trứng cũng rất nhanh.

Rệp sáp trên cây đào
Rệp sáp trên cây đào

Vậy từ những dấu hiệu của rệp sáp trên các loại cây cảnh trên, eminhatban.vn đưa ra một số hướng dẫn cách trị rệp sáp bằng những nguyên liệu rất đơn giản dễ kiếm mà đạt hiệu quả cao như sau:

Trị rệp sáp trên cây cảnh bằng nước rửa chén

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • 10 ml nước rửa chén (loại nào cũng được)
  • 1,5 lít nước
  • Bình xịt phun sương hoặc bài chải cũ
  • 2 muỗng canh dầu ăn

Tiến hành: 

Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu trên vào bình phun sương cùng 1,5 lít nước sạch.

Bước 2: Phun lên cây trong vòng bán kính 60cm để chắc chăn là tiêu diệt sạch rệp sáp. Chú ý nên xịt lúc 9-10 giờ sáng vì lúc này trời nắng làm cho hỗ hợp phun lên cây nhanh khô hơn và hiệu quả cao hơn. Với trị rệp sáp trên hoa mai và hoa hồng, dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng vào dung dịch vừa pha chà nhẹ lên các thân cây, các kẽ nhánh để sạch rệp.

Bước 3: Sau khi hỗn hợp khô nên phun nước vệ sinh thân cây để loại bỏ rệp bám trên thân. Nên phun 1 tuần 2 lần để đạt hiệu quả cao.

Thuốc trị rệp sáp trên cây cảnh bằng sinh học 

  • Sử dụng thuốc trị rệp sáp hại cây cảnh bằng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun với liều lượng 250ml BT-EMI+ 18 lít nước định kì 7-10 ngày/lần nhằm tiêu diệt rệp sáp hại lan, hoa hồng, mai,…hiệu quả.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây cảnh, để giúp cây sinh trưởng và phát triển, có khả năng chống chọi với rệp sáp, tăng sức đề kháng cho cây, tăng năng suất cây trồng, giúp cho bà con có được một vụ mùa bội thu.
Phòng trừ rệp sáp trên cây cảnh bằng chế phẩm sinh học EMI
Phòng trừ rệp sáp trên cây cảnh bằng chế phẩm sinh học EMI

Có thể bạn quan tâm:

Đi tìm giải pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng

Cách tiêu diệt rệp sáp hại rễ ở cây cam

Cách tiêu diệt rệp sáp hại rễ ở cây cam

Trị rệp sáp trên cây ăn quả bằng phương pháp sinh học

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *