Kỹ thuật trồng tỏi – chọn giống cây tỏi

MỤC LỤC

Trong các bài viết trước đây về cây tỏi, chúng ta đã biết những giá trị và mùa vụ thích hợp để trồng tỏi. Vậy bắt đầu trồng tỏi thì nên dùng giống tỏi nào?

Chọn giống và nhân giống rất quan trọng trong toàn bộ quy trình trồng tỏi, ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ và kinh tế của bà con nông dân. Bài viết hôm nay, EMI NHATBAN xin được giới thiệu đến bạn đọc các loại giống tỏi đang phổ biến để bạn đọc có thể chủ động trong việc tìm và chọn giống cho mình.

Hiện nay các giống cây tỏi ở Việt Nam và trên thế giới hiện có đến khoảng 600 giống/dòng của cây tỏi đang sử dụng để trồng trọt. Với một số lượng lớn giống loại như vậy thì chúng ta nên chọn loại nào để trồng cho hiệu quả?

Chọn giống cây tỏi

Chọn giống cây tỏi

Tỏi địa phương có loại tỏi gié và tỏi trâu,… được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Các vùng thuộc tỉnh duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nước ngoài nhập về có củ to gọi là tỏi tây.

Các vùng chuyên canh trồng tỏi như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc … bà con nông dân trồng 2 giống tỏi nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc đó là loại tỏi trắng và tỏi tía.

Đặc điểm của Tỏi trắng: lá xanh đậm, to bản, cho củ tỏi to tròn. Đường kính củ có thể đạt tới 4-4,5 cm. Khi thu hoạch tỏi thành phẩm có vỏ lụa màu trắng. Giống tỏi dễ mất chất, bị óp, khó bảo quản lâu ngày.

Tỏi tía, lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt. Củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10-11 nhánh. Đường kính củ 3,5-4cm. Giống này được trồng nhiều hơn tỏi trắng.

Đặc điểm của tỏi tí đó là lá dày cứng xanh nhạt, củ cứng chắc và có vị cay hơn tỏi trắng. Trên phần cổ thân gần củ có màu đỏ tía. Củ có màu trắng ngà chứ không sáng như tỏi trắng. Củ có 10-11 nhánh riêng, kích thước củ khoảng 3-4cm. Giống tỏi tía được ưa chuộng và trồng nhiều hơn tỏi trắng.

Năng suất của 2 giống tỏi đạt trung bình 8-10 tấn củ khô/ha. Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, khối lượng củ 12-15g, có 10-12 nhánh.

Một số giống tỏi phổ biến

Chọn giống cây tỏi

Chọn giống cây tỏi

  • Giống tỏi địa phương ở nước ta gồm có: Tỏi gié và tỏi trâu được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.
  • Giống tỏi trắng: có lá màu xanh đậm, tỏi to bản, củ tỏi to tròn.
  • Giống tỏi tía: Thân lá dày, cứng, có màu xanh hơi nhạt, củ tỏi chắc cơm và có vị cay hơn tỏi trắng.

Các giống tỏi trên thế giới:

  • Giống tỏi hoang dã: Tỏi hoang dã có nhiều loại rất đa dạng, thường thấy tỏi hoang dã mọc nhiều trong các khu rừng ẩm ướt. Tỏi hoang dã có nhiều mùi vị đặc biệt, và có giá trị y học cao.
  • Tỏi đỏ Tây Ban Nha: đây là loại tỏi có màu tím sẫm đẹp mặt, có nồng độ đường cao và hương nhẹ.
  • Giống tỏi Ý có nhiều nhánh, mỗi củ có thể mọc ra từ 7 đến 9 nhánh. Tòi có mùi vị tương tự với tỏi hoang dã, củ tỏi mọc mầm rất nhanh nên khó bảo quản.
  • Tỏi sứ hay còn gọi là Tỏi Đức: đây là loại tỏi có hình dáng và màu sắc trắng muốt như sứ nên được gọi như vậy, cổ tỏi cứng, mỗi củ chỉ 4 đến  tép, đẹp và mùi tỏi cực mạnh.

Trên đây là một số loại tỏi đang được phổ biến ở nước ta, và trồng tại nhiều vùng với những đặc trưng khác nhau. Để có giống tỏi phù hợp với điều kiện nơi trồng và đáp ứng được yêu cầu về năng suất cũng như chất lượng thành phẩm, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi các bài viết sau trong loạt bài về kiến thức nông nghiệp- kỹ thuật trồng tỏi.

Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật trồng tỏi – nhân giống cây tỏi

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn