Hướng dẫn cách nuôi giun đất đơn giản và hiệu quả nhất

MỤC LỤC

Giun đất là bạn của nhà nông

Giun đất từ bao đời nay đã là “người bạn” của nhà nông. Giun cày xới đất giúp đất tơi xốp, cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn mà không cần chất kích thích tăng trưởng. Sự có mặt của giun trong đất là dấu hiệu nhận biết chất lượng của đất có sạch, khoẻ và phì nhiêu hay không. Mật độ giun trong đất còn biểu hiện hoạt động của quần thể vi sinh vật và nấm có lợi trong đất.

Ngày nay, khi nông nghiệp quá lạm dụng hoá chất BVTV hay phân bón vô cơ khiến quần thể giun ngày càng ít dần đi bởi chúng sợ hoá chất, hoặc bị nhiễm độc mà chết dần. Con người sử dụng thuốc diệt cỏ, làm mất độ ẩm của đất khiến giun không thể cày xới trên nền đất khô cằn được. Việc canh tác nông nghiệp theo hướng hoá chất hiện nay đang khiến môi trường đất tệ đi, khiến giun không thể sinh trưởng và phát triển được.

Bài viết này hướng dẫn bà con cách nuôi giun đất để bổ sung quần thể giun vào đất trồng cũng như nhiều lợi ích khác như để làm thức ăn chăn nuôi hay ủ phân. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý, khi bón phân giun vào đất trồng, nên dừng việc sử dụng thuốc BVTV hoá học, như vậy mới kiến tạo được quần thể giun bền vững trong đất.

Giun đất là bạn của nhà nông
Giun đất là bạn của nhà nông

Cách nuôi giun đất tại nhà

Chuẩn bị chuồng nuôi 

Chuồng nuôi của giun đất tại nhà có thể theo 2 hướng: nuôi theo luống hoặc nuôi trong thùng.

Nuôi theo luống: 

Luống nuôi có thể xây bằng gạch, hoặc nếu chưa có điều kiện có thể quây mê bồ. Thiết kế chuồng theo hướng này cần có diện tích lớn và nên xây gần khu vực chuồng trại chăn nuôi hoặc nơi để phân chuồng vì phân là nguồn thức ăn chính của giun.

Nuôi theo thùng 

Bạn có thể tận dụng thùng xốp hoặc thùng nhựa có lỗ thoát nước. Thùng xốp có nắp (hoặc xô có nắp)  kích thước trung bình 50 x 35 x 20 cm. Ở dưới đục lỗ thoát nước đường kính khoảng 5 mm. Chú ý lót vật liệu để ngăn không cho giun bò ra ngoài mà nước vẫn thoát ra được. Thiết kế chuồng nuôi theo hướng này phù hợp với hộ gia đình có diện tích nhỏ hoặc nuôi giun tại ban công chung cư.

Dụng cụ nuôi 

  • Cây cào 6 răng để xới đất và thu hoạch giun
  • Tấm che phủ: có thể tận dụng chiếu cũ, lá cọ, lá dừa, lá chuối để làm tấm che vì giun rất nhạy cảm với ánh sáng, mặt khác đảm bảo được độ ẩm cho luống nuôi.
  • Bình tưới vòi sen: nếu không có có thể vảy nước để duy trì độ ẩm.

Chọn giống

Ở Việt Nam, giống và chủng lọai trùn rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.

Do vậy, để có giống giun đất, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai giun khác nhau. Quan sát để tìm một vài lọai mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài loài trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn lọai nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.

Giun đất có nhiều loài, nhưng chúng ta thường nuôi trùn quế. Trùn quế là lọai trùn phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.

Cách chọn giống giun và mật độ thả tham khảo tại đây

Cho giun vào luống

  • Rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi.
  • Đổ giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên.
  • Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 – 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẽ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).
  • Giun đất thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để chúng di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.
Cách nuôi giun đất tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
Cách nuôi giun đất tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

Thức ăn cho giun đất 

Phân chuồng là nguồn thức ăn tốt nhất cho giun đất, có thể sử dụng phân chuồng dạng tươi để cho giun đất ăn. Phân chuồng bao gồm phân trâu, bò, lợn, gà,..

Khi cho ăn chỉ cần mở tấm bạt phủ và bón thức ăn vào. Lượng thức ăn giun đất tiêu thụ tuỳ từng mùa. Mùa hè thì 3-5 ngày cho ăn 1 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2-3 cm. Mùa đông thì từ 5-7 ngày, bón dày 5cm và phủ đầy luống. Sau khi bón thức ăn xong thì phủ bạt lại. Bà con có thể bón thành từng đống hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao, giun có khoảng trống chui lên để thở.

Ngoài ra có thể tự ủ thức ăn cho giun từ rác thải nhà bếp, bã cà phê,…, tham khảo tại đây

Ngoài ra cần chống sự cắn phá từ côn trùng, ếch, gà, rắn mối và kiến.

Trên đây là hướng dẫn cách nuôi giun đất tại nhà đơn giản, bà con có thể tham khảo các bài viết về cách nuôi trùn quế vì cách nuôi giun đất cũng tương tự như vậy.

Bài viết tham khảo:

Thức ăn của trùn quế và cách cho trùn quế ăn

2 mô hình nuôi trùn quế hiệu quả nhất

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan

2 thoughts on “Hướng dẫn cách nuôi giun đất đơn giản và hiệu quả nhất

  1. Nguyễn Hoàng Vũ says:

    Công ty CP mình có giống giun đất (giun hổ) để tư vấn cũng như bán không vậy?!

  2. Trần Anh Mỹ says:

    Cho giun ăn cứt gà có thể làm chết giun. Gà nuôi bằng bột cá biển thì ỉa cứt rất độc hơn so với gà nuôi bằng ngô thóc. Cứt gà nuôi bằng thức ăn công nghiệp có lẫn nhiều bột cá biển cho vào môi trường nuôi giun sẽ làm chết giun.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *