Chấm dứt đốt rơm rạ sau thu hoạch để cứu không khí

MỤC LỤC

Nhiều năm nay, chất lượng không khí tại Hà Nội và một số địa phương miền Bắc ngày càng xuống cấp trầm trọng, nguyên nhân một phần là do tập quán đốt rơm rạ sau thu hoạch của bà con. 

Số liệu tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch

Năm 2021, báo cáo “Kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng” do Sở TN&MT Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Live & Learn (Sống và Học tập vì Môi trường & Cộng đồng (Live & Learn) và nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện đã chỉ ra: Chỉ tính riêng vụ Đông Xuân 2020, tổng lượng rơm rạ bị bỏ lại trên đồng ruộng Hà Nội đã lên tới 384.505 tấn, trong đó khoảng 20% bị đốt, làm phát sinh 179,08 tấn bụi PM10, 163,3 tấn PM2.5 (bụi mịn) và 23.000 tấn CO2

Thực trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch
Thực trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch

Ảnh hưởng đến sức khoẻ

Đây là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt PM2.5 thường được xem là sát thủ trong không khí, gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp và tim mạch ở người dân.

Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO, đây là loại khí độc ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Đốt rơm rạ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người
Đốt rơm rạ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người

Gây lãng phí phân bón

Bên cạnh đó việc đốt rơm rạ sau thu hoạch, thường không đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho cây. Một số dinh dưỡng thiết yếu trong rơm đã bị mất đi, chỉ còn lại một ít P, K, Ca…

Cây lúa rễ bị nghẹt rễ, cây phát triển chậm, dễ mắc bệnh vàng lá làm giảm năng suất và chất lượng.

Giải pháp giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch

Để cứu vãn tình hình đốt rơm rạ sau thu hoạch, các cơ quan chức năng cần phối hơp chặt chẽ với bà con, thông qua những biện pháp thiết thực và cụ thể nhằm hỗ trợ, cũng như thúc đẩy sự chuyển đổi trong việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch. 

Trên quy mô sản xuất nhỏ, bà con có thể cân nhắc áp dụng một số phương án như sau: ủ rơm bằng chế phẩm sinh học (làm phân bón hữu cơ), tận dụng rơm để trồng nấm, nguyên liệu cho ngành chăn nuôi (thức ăn, đệm lót) và thủ công mỹ nghệ,…

Trên quy mô lớn hơn, với sự hỗ trợ của máy móc công nghệ, bà con có thể thực hiện vùi rơm rạ vào đất rồi dẫn nước vào ruộng ngay sau thu hoạch theo mô hình cuốn rơm – cày vùi gốc rạ – rải phân vi sinh kết hợp để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế, …

ủ rơm làm phân bón
Ủ rơm làm phân bón môt trong những giải pháp giảm thiểu đốt rơm rạ

Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học

Sau nhiều năm cùng rất nhiều tâm huyết, Công ty Cổ phần EMI Nhật Bản đã nghiên cứu ứng dụng thành công chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ EMINA thay cho đốt. EMINA chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi như Lacto – giúp sản sinh axit lactic tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, Bacillus giúp phân hủy nhiều loại hợp chất hữu cơ để tạo thành amino axit cho cây dễ dàng hấp thụ. 

Việc sử dụng EMINA hoàn toàn có thể giúp nhà nông ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng khí độc phát sinh khi rơm rạ phân hủy (với thời gian nhanh chóng, chỉ 7 – 10 ngày), chống nghẹt rễ – vàng lá, ngăn ngừa sâu bệnh gây hại, bên cạnh hiệu quả cải tạo đất sau mùa vụ và tiết kiệm vật tư đầu vào, …

Ngoài ra, cách sử dụng cũng hết sức đơn giản: Thay vì đốt rơm rạ sau thu hoạch nhà nông chỉ cần hòa vi sinh với liều lượng đúng như hướng dẫn rồi phun lên rơm rạ trước khi đưa vào máy lồng cuốn rồi dẫn nước ngập mặt ruộng và tiến hành gieo cấy vụ tiếp theo.

Link xem chi tiết: Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả nhất

Lúa sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ EMINA

Công ty CP EMI Nhật Bản luôn cam kết đồng hành với nhà nông trong sứ mệnh: Nông nghiệp không hóa chất và bảo vệ môi trường.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *