Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả nhất

MỤC LỤC

Rơm rạ sau khi gặt lúa thường được để lại ruộng gây tình trạng nghẹt rễ lúa, chết cây con ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng hạt gạo. Các phương pháp xử lý rơm rạ hiện nay đều có những ưu nhược điểm riêng và chưa thực sự hiệu quả. Vậy cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả nhất như thế nào mời bà con tham khảo bài viết sau.

Tác hại của việc không xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Khi cây lúa gặt xong, rơm rạ thường được vùi xuống ruộng ngập nước, quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong điều kiện thiếu oxi sẽ sinh ra những loại khí độc hại như CH4, H2S.

Vụ cấy bắt đầu khí độc này tồn tại lâu khiến rễ bị nghẹt cây không thể phát triển được, lúa không hấp thụ được dinh dưỡng, trên những lá già bắt đầu xuất hiện những đốm nâu rồi đến vàng cuối cùng là chết cây.

Nghẹt rễ lúa do xử lý rơm rạ không đúng cách
Nghẹt rễ lúa do xử lý rơm rạ không đúng cách

Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng việc đốt ngay trên các cánh đồng đang rất phổ biến hiện nay. Bởi bà con cho rằng quá trình này sẽ đỡ tốn công sức hơn, rơm rạ đã phân huỷ thành tro cung cấp dinh dưỡng cho cây và tiêu diệt được mầm bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên việc này thường gây hại nhiều hơn. Đốt rơm rạ làm lượng C,H,O biến thành khí CO2, CO và hơi nước, protein bị phân huỷ và biến thành các khí NO2, NO3, SO2 gây ô nhiễm môi trường.

Trong tro chỉ còn lại ít P, K, Ca và Si… giá trị dinh dưỡng không còn nhiều, đất bị chai cứng do mất nước. Rơm rạ có nguồn sinh khối lớn có thể tận dụng làm nguyên liệu trồng nấm, ủ thức ăn chăn nuôi, nguồn phân bón hữu cơ nếu có thể tận dụng tối đa.

Ngoài ra khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, ngạt thở… Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO, đây là loại khí rất độc. Người hít nhiều và kéo dài dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…

Không những vậy, với lượng khói dày đặc, mù mịt sẽ làm giảm tầm nhìn, khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông.

Tình trạng đốt rơm rạ tại các huyện ngoại thành Hà Nội
Tình trạng đốt rơm rạ tại các huyện ngoại thành Hà Nội

Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Phân huỷ rơm rạ bằng chế phẩm sinh học là một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay. Với cách sử dụng vô cùng đơn giản:

Bước 1: Pha vi sinh

Hoà vi sinh theo liều lượng từ 0.3-0.5L chế phẩm sinh học EMINA cho bình 18L nước.

Bước 2: Phun lên rơm rạ

 Phun trực tiếp lên rơm rạ theo tỷ lệ 1 bình cho 1 sào Bắc Bộ trước khi đưa máy xuống lồng ruộng.

Bước 3: Lật ngược gốc rạ

Dùng máy cày lật ngược gốc rạ cho bằng phẳng sau đó cho nước vào ngập mặt ruộng. 7-10 ngày sau cho nước và gieo cấy vụ mùa tiếp theo

EMINA được đổ vào máy phun xử lý rơm rạ tại Thường Tín, Hà Nội
EMINA được đổ vào máy phun xử lý rơm rạ tại Thường Tín, Hà Nội

Vi sinh sẽ có tác dụng làm mục rơm rạ mà không sinh ra khí độc, tăng năng suất lúa, kiểm soát bệnh hại, giảm chi phí phân bón và cải thiện môi trường.

Chế phẩm xử lý rơm rạ

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA là sản phẩm của dự án cấp Bộ được sản xuất tại Viện sinh học Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam

>>>Mua sản phẩm tại link này: Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA

EMINA chứa những chủng vi sinh vật có lợi như:

-Vi khuẩn Lacto sinh ra axit lactic có khả năng tiêu diệt các loài nấm gây hại giúp phòng trừ bệnh như đốm nâu, khô vằn, đạo ôn trên lúa. 

Vi khuẩn Lacto dưới kính hiển vi
Vi khuẩn Lacto dưới kính hiển vi

-Vi khuẩn Bacillus sinh ra các enzyme amylase, protease… giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ, tạo thành các amino axit giúp cây lúa hấp thụ được, tăng quá trình phân huỷ rơm rạ chỉ sau 7-10 ngày, loại bỏ bụi bẩn hay tồn dư phân bón, ngăn cản sự hình thành và phát triển của một số loài nấm hại như fusarium, phytopthoa và nhiều loại nấm bệnh khác.

-Nấm men Saccharomyces  tham gia vào quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. tham gia tạo các chất có hoạt tính sinh học như: hormone, enzyme các chất này sẽ kích thích sự sinh trưởng và phát triển của hệ rễ, tạo ra các amino acid không thay thế giúp hạt gạo có hương vị và chất lượng ngon hơn.

-Vi khuẩn tía quang hợp Rdohobacter giúp phân giải nhanh các loại khí độc ngăn ngừa tình trạng nghẹt rễ và tăng quá trình phân huỷ rơm rạ, thúc đẩy quá trình cố định Nito trong không khí của các vi khuẩn cố định đạm có mặt, thúc đẩy sự sản sinh các enzyme phân giải lân khó tiêu thành dễ tiêu, tăng hiệu quả việc sử dụng phân bón.

Chế phẩm xử lý rơm rạ EMINA chai 1L
Chế phẩm xử lý rơm rạ EMINA chai 1L tại ruộng Daza Farm, Thái Bình

Chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ EMINA có tác dụng:

-Ngăn quá trình rơm rạ sinh ra khí độc

-Cải tạo đất sau một mùa vụ

-Chống nghẹt rễ vàng lá

-Tăng thời gian phân huỷ nhanh chỉ trong 7-10 ngày

-Ngăn ngừa sâu bệnh hại và tiết kiệm phân bón

-Nâng cao chất lượng nông sản

-Cải thiện môi trường

Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng EMINA sẽ giúp nhà nông tiết kiệm được chi phí thuốc và phân bón, nâng cao năng suất và chất lượng gạo. Ngoài ra, EMINA không phải là thuốc xử lý rơm rạ nên an toàn với sức khoẻ và môi trường.

EMI Nhật Bản còn có các dòng chế phẩm sinh học kiểm soát sâu bệnh 

Chế phẩm sinh học EMINA-P dành cho lúa phun giúp phòng trừ bệnh hại, lúa phát triển nhanh, cây khoẻ, hạt mẩy giàu dinh dưỡng.

Chế phẩm sinh học BT giúp tiêu diệt sâu cuốn lá, sâu tơ và kiểm soát rầy nâu hại lúa.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *