Cách nhận biết và phòng trị bệnh đỏ đuôi ở tôm

MỤC LỤC

Bệnh đỏ đuôi ở tôm hay còn gọi là hội chứng Taura được xác nhận là do nhiễm virus Taura syndrome. Một khi tôm đã bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết lên đến khoảng 40-100%.

Vậy nên đây là một trong những căn bệnh mà hiện nay những người nuôi tôm cần phải quan tâm và có những biện pháp để kịp thời ngăn chặn, tránh để lại những hậu quả không mong muốn.

Triệu chứng của bệnh đỏ đuôi ở tôm

  • Giai đoạn cấp tính khi tôm mắc bệnh cơ thể sẽ chuyển sang có màu đỏ hoặc đen hồng, biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào ao nuôi.
  • Tôm ở giai đoạn cấp tính còn xuất hiện các dấu hiệu như mềm vỏ, ruột không có thức ăn. Ở giai đoạn này thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lột vỏ của tôm
  • Giai đoạn chuyển tiếp diễn ra trong thời gian không dài và có một số dấu hiệu nhận biết như sau: có nhiều điểm bị thương tổn màu nâu và đen trên lớp vỏ kitin.
  • Giai đoạn mãn tính là giai đoạn cuối cùng của bệnh tôm có thể trở lại bình thuờng sau khi lột xác, dấu hiệu bệnh biến mất. Tuy nhiên tôm vẫn mang trong mình virus gây bện. Ở giai đoạn này rất khó để nhận biết bệnh bằng những phương pháp thông thường.
  • Bên cạnh đó cần kiểm tra bờ rìa các chân đuôi và chân bơi để thấy sự hoại tử ở biểu mô, dày mọng ở các mép chân và đuôi là những dấu hiệu của bệnh.
  • Tôm đột ngột chết ở giai đoạn gần lớn.

Tác hại do bệnh đỏ đuôi ở tôm gây ra

  • Tôm có thể chết mỗi ngày do tỷ lệ chết khi mắc bệnh cao

bệnh đuôi đỏ ở tôm

Tôm bị bệnh đỏ đuôi

  • Không thể lột xác hay chết sau khi lột xác.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đỏ đuôi ở tôm

  • Chuẩn bị nước nuôi cẩn thận, duy trì chất lượng nước tốt trong ao nuôi bằng cách sục khí liên tục, đảm bảo oxy hòa tan đầy đủ, loại bỏ tôm chết ra khỏi ao nuôi.
  • Thường xuyên quan sát tôm để có những biện pháo khắc phục kịp thời.
  • Sử dụng kết hợp các loại vi sinh để xử lý đáy ao và nước ao.
  • Bổ sung đầy đủ men tiêu hóa, cholesterol, khoáng và vitamin vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.

bệnh đuôi đỏ ở tôm

Tôm bị bệnh đỏ đuôi

  • Chọn giống tôm nuôi khỏe, không mang mầm bệnh.
  • Hạn chế sử dụng thuốc diệt nấm, protozoa có thành phần chứa chất ức chế Ergostetol.
  • Ngăn chặn lột xác bằng cách cắt giảm khẩu phần ăn, nếu tôm chết quá nhiều thì ngưng cho ăn để theo dõi.
  • Duy trì độ pH > 8 bằng vôi.

Xem thêm: Cách nhận biết và phòng trị bệnh đen mang ở tôm

Dùng chế phẩm sinh học EMINA cho tôm

Áp dụng chế phẩm sinh học EMINA cho tôm là điều rất cần thiết vì môi trường nước trong nuôi thủy sản nói chung và tôm nói riêng là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó chế phẩm sinh học emina mang những đặc điểm phù hợp với điều kiện môi trường đất, nước tại Việt Nam, an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường.

Một những lợi ích của chế phẩm sinh học EMINA trong thủy sản:

  • Bảo vệ tốt nguồn nước nuôi không gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường
  • Tăng khả năng miễn dịch cho thủy sản
  • Giúp tôm hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt hơn
  • Phân giải nhanh chóng các chất cặn bả, dư thừa trong ao: như thức ăn thừa, chất thải,….,
  • Làm tăng lượng oxy hòa tan

Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua chế phẩm EMINA, Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *