Cách nhận biết và phòng trị bệnh đen mang ở tôm

MỤC LỤC

Hiện nay các căn bệnh được hình thành ở tôm rất nhiểu và đa dạng gây nhiều lo ngại cho những người nuôi tôm cũng như người dân muốn lập nghiệp bằng nghề nuôi tôm. Một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay là bệnh đen mang ở tôm.

Bệnh đen mang là căn bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong điều kiện ao nuôi không tốt khiến tôm chậm lớn và kém phát triển. Và đây cũng là căn bệnh thường khiến nhiều người nuôi tôm lo lắng. Vì thế, việc phòng trị bệnh là vấn đề cần và cấp cách đối với những hộ nuôi tôm.

Các triệu chứng của bệnh đen mang ở tôm

  • Tôm chậm lớn, kém ăn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
  • Khi bị nhiễm bệnh, mang tôm thường có màu đen hoặc màu nâu. Khi bệnh trở nặng thì chân, đuôi hoặc các bộ phận khác cũng có màu đen.

Bệnh đen mang ở tôm

Bệnh đen mang ở tôm

  • Tôm thường bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc bơi dạt vào bờ và thường bị nổi đầu do thiếu oxi.
  • Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu dễ nhận biết cho người nuôi tôm liên quan đến môi trường nuôi như: đáy ao có nhiều bùn đen, yếu khí, tảo dày, khí độc cao.

Và điều đáng lưu ý là bệnh đen tôm thường xuất hiện trong những ao nuôi không thay nước, mật độ nuôi dày, sục khí không đủ và ít sử dụng vi sinh để xử lý đáy.

Tác hại của bệnh đen mang ở tôm

  • Làm mất khả năng trao đổi oxy ở tôm
  • Cơ thể tôm suy yếu dần
  • Nghiêm trọng hơn có thể dây ra tôm chết hàng loạt

Cách khắc phục bệnh đen mang ở tôm

  • Khi phát hiện thấy các triệu chứng của bệnh cần giảm ngay lượng thức ăn dư thừa tồn đọng trong ao. Nếu điều kiện thuận lợi thì nên thay nước ao, lưu ý cần có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi.
  • Sử dụng quạt gió để tăng cường sục khí oxy vào trong nước.
  • Cần theo dõi để kiểm soát kịp thời số lượng tảo trong ao, không để tảo phát triển quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ao nuôi cũng như sự phát triển của tôm.
  • Chọn mật độ nuôi phù hợp, tránh mật độ quá dày.
  • Bổ sung vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn hàng ngày của tôm.
  • Cần dọn ao sạch sẽ trước khi thả tôm vào.
  • Nếu bệnh được phát sinh là do nhiễm khuẩn thì cần diệt khuẩn nước bằng BKC, iodin, v.v…dùng men vi sinh xử lý đáy ao.
  • Nếu bệnh được phát sinh do môi trường ô nhiễm cần thay nước đáy hoặc xiphong đáy, đánh zeolite, dùng chế phẩm yucca, men vi sinh và bổ dung vitamin C vào thức ăn.
  • Nên chọn giống nuôi chất lượng, kết hợp áp dụng nuôi tôm theo công nghệ sinh học để đảm bảo tôm luôn khỏe.

Dùng chế phẩm sinh học EMINA cho tôm

Chế phẩm sinh học Emina

Chế phẩm sinh học EMINA xử lý môi trường thủy sản cho tôm

  • Chế phẩm sinh học EMINA xử lý môi trường thủy sản cho tôm chính là giải pháp hữu hiệu nhất được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản.
  • Chế phẩm sinh học EMINA cho tôm có tác dụng xử lý tốt môi trường ao hồ trong chăn nuôi thủy sản, cải thiện được chất lượng nước, gây ổn định màu nước, phân hủy cả những thức ăn còn dư thừa.
  • Kiểm soát lượng khí độc như H2S, NH3, NO2,… trong đáy ao, kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh cho tôm. Do đó chế phẩm sinh học EMINA có tác dụng phòng bệnh cho tôm vô cùng hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Cách phòng bệnh hoại tử gan tuỵ ở Tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm và cách phòng trị

Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua chế phẩm EMINA, Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *