Yêu cầu chung của việc phòng và trị bệnh cho lợn

MỤC LỤC

Để mang lại kết quả phòng và trị bệnh tốt nhất cho lợn cần phối hợp giữa thú y và chăn nuôi, thực hiện các quy trình và pháp lệnh thú y kết hợp nâng cao sức đề kháng, chống bệnh dịch bằng biện pháp nuôi dưỡng.

Có hai nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần chú ý :

  • Chăm sóc lợn.
  • Quản lý đàn: Đàn lợn được quản lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình chăn nuôi- thú y. kiểm soát lợn ốm, khỏe, kiểm soát tình trạng lây lan và kiểm soát tiến trình nuôi dưỡng chăm sóc.

1. Đảm bảo chăn nuôi tốt

Yêu cầu chung của việc phòng và trị bệnh cho lợn

Yêu cầu chung của việc phòng và trị bệnh cho lợn

Cách tốt nhất đẻ đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn là:

  • Người chăn nuôi phải hiểu về đàn lợn của mình và lưu tâm đến những sai sót.
  • Trao đổi thông tin giữa người nuôi và bác sĩ thú y.
  • Bảo đảm nuôi lợn đúng kỹ thuật về chăm sóc và dinh dưỡng.
  • Vệ sinh chuồng trại, tránh để lợn bị stress…

2. Phòng bệnh tốt

  • Phòng bệnh bằng vắc xin, tiêm vắc xị dự phòng.
  • Kết hợp giữa người nuôi và thú y để có các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: tiêu độc, khử trùng,…
  • Sử dụng và thay đổi trang phục cùng công cụ chăn nuôi cho phù hợp.
  • Sử dụng các chế phẩm vi sinh như EMINA để vệ sinh và xử lý môi trường.

3. Chuồng, trại  chăn nuôi đảm bảo vệ sinh.

Yêu cầu chung của việc phòng và trị bệnh cho lợn

Yêu cầu chung của việc phòng và trị bệnh cho lợn

a. Chuồng nuôi lâu dài

  • Chuồng nuôi lợn phải bảo đảm đúng các kỹ thuật và các tiêu chuẩn để lợn có đủ không gian xoay trở và nằm.
  • Hệ thống thông gió phải tốt để giảm ô nhiễm, tồn lưu mầm bệnh.
  • Nền chuồng phải khô ráo, sạch sẽ, không tích nhiễm phân, nước tiểu, hạn chế vi sinh vật và côn trùng có hại.
  • Máng ăn phải vừa và thích hợp.
  • Quản lý đàn lợn tốt là giảm thiểu tối đa điều kiện tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

b. Chuồng nuôi tạm thời

  • Chuồng nuôi tạm thời đáp ứng nhu cầu nuôi ngắn hạn của nhiều hộ dân.
  • Thường là các hình thức nuôi nhốt hoặc quây đợn giản, khiến cho lợn dễ mắc bệnh vì điều kiện sống kém.
  • Để khắc phục, chuồng tạm cũng phải được xây dựng bảo đảm cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ.

4. Vệ sinh chung

Cần chú ý đến những nội dung yêu cầu và quy định vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn, vệ sinh dụng cụ, trang phục, chuồng trại,… tiêu độc và khử trùng môi trường chăn nuôi để hạn chế nguy cơ lây truyền cơ giới.

5. Tiêm phòng tốt

Tiêm phòng đúng quy định, quy trình và kỹ thuật, kết hợp với quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng sẽ mang lại kết quả tốt.

6. Yêu cầu cần thiết khi có bệnh

Khi có bệnh và xử lý bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Quan trọng nhất là phát hiện ra bệnh, xác định và phân loại bệnh.
  • Bằng mọi biện pháp, khả năng phải tách con ốm và cách ly khỏi đàn.
  • Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.v.v…
  • Hộ lý, chăm sóc, điều trị con ốm.
  • Tăng cường giám sát, theo dõi lợn bị bệnh.

Trên đây là những nguyên tắc chung cho việc phòng và trị bệnh cho lợn với quy mô chăn nuôi hộ gia đình cũng như chuyên nghiệp, bạn đọc lưu ý và áp dụng để việc chăn nuôi có kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng ngừa bệnh lở mồm long móng trên gia súc

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban