Sự khác nhau giữa vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh cây trồng

MỤC LỤC

Bệnh hại thực vật có ba tác nhân chủ yếu gây ra gồm vi khuẩn, nấm và virut. Hiểu biết được sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn chuẩn đoán và khắc phục bệnh tốt hơn.

Vi khuẩn

Vi khuẩn thường là những vi sinh vật đơn bào, không nhân có màng bao bọc, thường có thành tế bào bao quanh.

Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân chia tế bào hoặc dung hợp. Ngoại trừ Streptomyces, những vi khuẩn gây bệnh thực vật không tạo ra bào tử hoặc các tế bào hay cấu trúc sinh sản biệt hoá khác. Không phải tất cả vi khuẩn đều có hại cho cây trồng và đất. Trên thực tế, hầu hết đều có lợi và có hàng triệu!

Tuy nhiên, có khoảng 200 loại vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng. Chúng hoạt động mạnh nhất trong môi trường ấm áp và ẩm ướt, vì vậy giai đoạn thời tiết đó là lúc chúng hoạt động trong khu vườn của bạn mạnh nhất.

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh thực vật là các loài Gram âm, hình que thuộc các chi Acidovorax, Agrobacterium, Erwinia gây thối nhũn, Pseudomonas gây ra thối nâu, Ralstonia, Serratia, Agrobacterium tumifacien gây bệnh tua mực ở quế và nổi tiếng nhất là Xanthomonas gây bệnh bạc lá lúa, thối đen trên rau họ cải, bênh loét trên cây có múi.

Bệnh loét trên cây cam do vi khuẩn xanthomonas gây ra
Bệnh loét trên cây cam do vi khuẩn xanthomonas gây ra

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm:

Đốm lá, vi khuẩn tấn công cây trồng tạo ra một chất độc hoá học giết chết các tề bào thực vật. Sau đó, cây sẽ phản ứng tự vệ bằng cách giết chết các tế bào thực vật xung quanh, cô lập các tế bào bị nhiễm bệnh, một số trường hợp tế bào chết rơi ra khỏi lá tạo thành những lỗ thủng trên lá.

Vi khuẩn có thể làm tắc nghẽn khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng cây. Cuối cùng cây bắt đầu héo rũ xuống. Quá trình này có thể diễn ra nhanh chóng trong một vài ngày, bạn có thể thấy cây bị suy giảm nghiêm trọng. Các triệu chứng khác gây ra sự suy giảm mô thực vật, như bệnh thối rữa, thối mềm là những vùng trũng do mô thực vật chết tạo ra.

Trong một số trường hợp gây ra sự tăng trưởng bất thường là triệu chứng khi thực vật phản ứng lại sự xâm nhập của vi khuẩn bằng cách sản sinh ra lượng tế bào mới dồi dào nhanh chóng. Điều này thường thấy rõ là những chỗ phát triển lớn bất thường có hình dạng sai lệch ở đâu đó trên cây hoặc rễ.

Thối nhữn vi khuẩn ở hoa lan
Thối nhũn vi khuẩn ở hoa lan (Nguồn: Bệnh hại thực vật)

Quá trình lây lan

Vi khuẩn có thể lây lan theo nhiều cách, bao gồm côn trùng, nước, cây bị bệnh khác hoặc dụng cụ làm vườn như kéo cắt tỉa, khay cấy ghép. Chúng xâm nhập vào cây thông qua vết thương hở hoặc cũng có thể qua các lỗ tự nhiên của cây.

Vi khuẩn gây bệnh thực vật hiếm khi tồn tại tự do trong đất, nhưng có thể tồn tại trên các tàn dư cây trồng chưa được phân huỷ hoàn toàn. Một khi cây bị ảnh hưởng, chúng khó có thể kiểm soát. Khi phát hiện bệnh hãy loại bỏ cây ra khỏi vườn đem đi tiêu huỷ.

Nấm

Nấm là những vi sinh vật dị dưỡng, sinh sản bằng bào tử, chúng có kích thước lớn nhất so với với virus và vi khuẩn. Nấm là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất vì chúng có thể tồn tại trong đất, trên mặt đất. Giống như vi khuẩn, có nhiều loại nấm thực sự có ích cho cây trồng nhưng cũng có hàng ngàn loại nấm gây bệnh hại thực vật.

Các loài nấm gây bệnh trên thực vật bao gồm: Plasmodiophora brassicae gây sưng rễ cây họ thập tự. Olpidium brassicae ký sinh trên rễ cải bắp. Choanephora cucurbitarum gây thối nhũn ở bí…

Các chi gây bệnh phổ biến: Phytophthora, Fusarium, Pythium thối rễ chết cây con, héo; Sclerotina, Rhizoctonia gây thối thân và quả, chết cây con, Verticillium gây héo, Colletotrichum gây bệnh thán thư.

Biểu hiện bệnh mốc xám dâu tây
Biểu hiện bệnh mốc xám dâu tây do nấm Botrytis cinerea gây ra

Triệu chứng phổ biến do nấm gây ra:

Nấm tấn công trực tiếp vào mô thực vật hoặc xâm nhập qua vết thương hở gây thối rữa, thối rễ, héo xanh, đốm lá, nấm mốc (các mảng phấn trắng hoặc xám trên tán lá), bệnh gỉ sắt và bệnh héo.

Bào tử nấm rất nhỏ và nhẹ, có thể di chuyển rất xa trong không khí để lây nhiễm sang cây khác. Chúng cũng dễ lây lan qua nước, động vật và côn trùng.

Cách kiểm soát nấm bệnh

Để kiểm soát sự bùng phát của nấm, cũng như vi khuẩn hãy loại bỏ tất cả cây bị nhiễm bệnh. Sử dụng thuốc diệt nấm hoá học hoặc sinh học tuy nhiên cách kiểm soát cao nhất là hãy luôn phòng ngừa nấm bệnh khi chăm sóc cây trồng đừng để có bệnh mới phun thuốc.

Phòng ngừa bằng chế phẩm sinh học đang là một trong những hướng đi mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát nấm bệnh, an toàn với sức khoẻ và môi trường.

Virus

Virus là những thực thể dưới tế bào, một loại ký sinh trùng nhỏ không thể tự sinh sản. Sau khi vào bên trong vật chủ, bộ gen của virus được giải phóng vào tế bào đó khiến tế bào sản xuất axit nucleic và các thành phần protein cần thiết để tập hợp nhiều hạt virus hơn. Các virus lây lan từ tế bào này sang tế bào khác.

Virus gây đốm loang lổ trên các cây chi chè
Virus gây đốm loang lổ trên các cây chi chè (Nguồn: Bệnh hại thực vật)

Ngay cả virus đôi khi cũng có thể có lợi, nhưng phần lớn chúng có hại cho vườn. Virus có thể tồn tại nhiều năm trước khi chúng bùng phát thành bệnh hại cây.

Bên cạnh đó, có một loại vi khuẩn nhưng không thể nuôi cấy trên môi trường nhân tạo với cách thức lây lan giống như virus đó là phytoplasma, biểu hiện cụ thể nhất là bệnh chổi rồng tấn công nhãn, bệnh còi cọc trên ngô.

Một số biểu hiện của virus tác động lên cây trồng

Khi virus đến mô mạch phloem, chúng sẽ nhanh chóng phân tán đến các bộ phân khác của cây, đặc biệt là các chồi và lá mới đang phát triển.

Đầu tiên, tán lá cây có thể có màu vàng hoặc chúng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng khảm màu vàng, xanh lục nhạt hoặc trắng.

Cây còi cọc, bị dị dạng, các lá cuộn lại, sưng lên, nhăn lại hoặc bị thu hẹp bất thường

Một số căn bệnh phải kể đến do virus như: Bệnh phấn trắng trên cây chanh dây, khảm lá virus gây bệnh trên họ bầu bí, bệnh xoăn lá virus trên cà chua…

xoăn lá virus chanh leo
Xoăn lá virus chanh leo

Không giống như vi khuẩn và nấm, virus không lây lan qua nước hoặc gió. Thay vào đó, chúng phải đi vào thực vật. Một trong những vật trung gian truyền virus phổ biến nhất là côn trùng. Côn trùng chích hút cây bị nhiễm bệnh và truyền virus sang cây khoẻ mạnh.

Virus ký sinh trong cây và tác động đến tận tế bào nên hiện nay chưa có phương pháp nào có thể tiêu diệt được virus. Việc kiểm soát hiệu quả nhất là tiêu huỷ mầm bệnh, dọn sạch tàn dư cây trồng.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *