Hiệu quả của mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EMI trên vườn chè tại Yên Bái

MỤC LỤC

Đến thăm nhà anh Hoà tại thôn Nà Kè, Văn Chấn, Yên Bái với diện tích trồng chè khoảng 1500m2 và 700m2 trồng lúa Japonica, tất cả đều được anh Hoà chăm sóc bằng chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát sâu bệnh, không sử dụng phân hoá học và thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV hoá học cho vườn nhà một mô hình sử dụng chế phẩm sinh học điển hình được 3 năm nay.

Chị Ngăn (vợ anh Hoà bên vườn chè của gia đình)
Chị Ngăn (vợ anh Hoà bên vườn chè của gia đình)

Kiểm soát sâu bệnh hại chè bằng chế phẩm

Vườn chè nhà anh Hoà trồng từ năm 2000. Trong quá trình chăm sóc ban đầu, vườn gặp rất nhiều sâu bệnh như cháy lá, phồng lá, thối búp, rầy xanh và bọ xít muỗi…khiến cây không phát triển được. Thời điểm đó, anh cũng như mọi nhà trong thôn đã can thiệp bằng nhiều loại thuốc hoá học khác nhau lên vườn chè. Tuy nhiên, chè nhà anh vẫn không chữa được mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Cho đến năm 2019, anh biết đến chế phẩm sinh học trong trồng trọt. Sau khi tìm hiểu chế phẩm EMINA có chứa các vi sinh vật có lợi, giúp kiểm soát nấm bệnh, đặc biệt là chế phẩm sinh học EMINA-P cho chè giúp phòng trừ bệnh cháy lá, phồng lá một cách hiệu quả. Anh đã áp dụng phun vi sinh trên toàn bộ vườn chè.

Kết quả đã không khiến anh thất vọng, sau khi đưa vi sinh EMINA-P vào vườn, chè của anh đã có những chuyển biến tích cực. Cây hồi sinh trở lại, lộc non mới lại phát triển. Anh đưa chế phẩm vào sử dụng từ đó đến nay, chè sang năm thứ 13 vườn vẫn kiểm soát tốt sâu bệnh, lá xanh dày, búp to, hương thơm.

Từ đó anh Hoà biết được rằng, canh tác theo phương pháp sinh học sẽ giúp vườn chè nhà anh phát triển bền vững, hạn chế được sâu bệnh hại, khiểm soát được hiện tượng cháy lá, phồng lá, bọ xít muỗi và rầy xanh…

Ảnh chè áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EMI Nhật Bản tại vườn nhà anh Hoà
Ảnh chè áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EMI Nhật Bản tại vườn nhà anh Hoà

Áp dụng chế phẩm sinh học cho ruộng lúa của gia đình

Bên cạnh việc áp dụng chế phẩm cho vườn chè, anh Hoà còn sử dụng cho ruộng lúa tại nhà với diện tích khoảng 700m2 giống Japonica. Nhờ đó các loại bệnh trên cây lúa nhà anh trước kia như đạo ôn, vàng lá, sâu cuốn lá…đã được đẩy lùi. Việc sử dụng chế phẩm EMINA-P trên cây lúa cũng rất đơn giản, định kỳ 15 ngày phun 1 lần.

Vì thế, ruộng lúa của gia đình anh Hoà chăm sóc bằng chế phẩm EMINA, năng suất và chất lượng hơn hẳn các gia đình khác trên địa bàn xã.

Lúa nhà anh Hoà
Lúa nhà anh Hoà

Không sử dụng phân bón hoá học cho cây chè

Ngoài việc phòng ngừa dịch bệnh bằng vi sinh, anh còn tiến hành sử dụng phân chuồng thay thế hoàn toàn phân bón hoá học cho vườn chè. Một năm anh chỉ bón một lần khoảng 3 tấn cho 1500m2, trong quá trình trồng anh không sử dụng thêm bất kỳ loại phân bón nào khác. Cùng với sự kết hợp của vi sinh vật trong chế phẩm, lá chè tại vườn của anh xanh bóng, to và dày, chất lượng chè được nâng cao.

Vườn chè nhà a Hoà sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P
Vườn chè nhà anh Hoà sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P

Việc sử dụng chế phẩm sinh học EMI Nhật Bản tại Gia Hội, Văn Chấn đã được phổ biến đến những vườn chè xung quanh và các huyện lân cận. Ngày nay bên cạnh việc áp dụng chế phẩm cho vườn nhà, anh Hoà còn giúp các hộ xung quanh chuyển đổi phương thức canh tác giúp chè đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học.

Có thể bạn quan tâm:

Cách nhận biết và kiểm soát bệnh phồng lá chè

Kỹ thuật trồng chè – Cách đốn chè

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *