Cách phòng và trị bệnh tiêu điên hiệu quả

MỤC LỤC

“Bệnh tiêu điên”- một  bệnh tuy lạ nhưng rất quen thuộc đối với bà con trồng tiêu. Bệnh thường xuyên xuất hiện trên cây tiêu và đem lại những tác hại rất nặng nề cho cây tiêu, và thậm chí có thể gây chết.

Để giúp bà con thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh tiêu điên, và mang lại một vụ mùa bội thu cho bà con, chúng tôi xin chia sẻ các kiến thức về bệnh tiêu điên là như thế nào và cách phòng trị chúng ra sao là hiệu quả nhất.

Cách phát hiện bệnh tiêu điên

Bà con rất dễ bị nhầm lẫn giữa bệnh tiêu điên và bệnh xoắn lùn vì các triệu chứng trên cây tiêu là giống nhau, do đó, đòi hỏi bà con cần phải có sự suy xét cũng như hiểu biết về bệnh để không nhầm lẫn giữa các bệnh khác.

Một trong những cách phát hiện bệnh tiêu điên dễ dàng nhất là:

  • Màu sắc lá bị biến đổi đậm nhạt và không đồng đều.
  • Lá cây bị biến dạng, bề mặt lá bị sần sùi, các mép lá bị xoăn lại,lá dày và giòn.
  • Dây tiêu bị lùn và không phủ hết phần cây trụ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu điên

Cây hồ tiêu bị bệnh tiêu điên

Tác hại của bệnh

  • Cây phát triển kém, cành tiêu thì không phân nhánh, nếu có phân nhánh thì cành thường ngắn và nhỏ.
  • Khi bị bệnh, cây hồ tiêu sẽ ít ra hoa và đậu quả nên cây sinh trưởng rất kém nên năng suất cây bị giảm một cách trầm trọng.

Bệnh tiêu điên là một bệnh rất nghiêm trọng đối với cây hồ tiêu, do đó bà con cần phải có biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn bệnh xuất hiện.

Biện pháp phòng ngừa

Bệnh tiêu điên phát sinh được và gây hại là do côn trùng hút nhựa cây, do virus xâm hại cây, hoặc do điều kiện bất lợi làm rễ tiêu không phát triển được. Do đó, ngăn ngừa bệnh tiêu điên là một điều vô cùng cần thiết để bảo vệ cây tiêu, bảo vệ năng suất cây và bảo vệ nguồn thu nhập của bà con nông dân và một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu điên hiệu quả và an toàn nhất là:

  • Bà con nên chọn những giống cây tốt, sạch bệnh, có sức đề kháng cao để gieo trồng
  • Tạo độ thông thoáng cho vườn cây bằng cách cắt tỉa những lá tiêu bị già, yếu, vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, để tránh vi khuẩn xâm hại tiêu.
  • Sự có mặt của các loại thiên địch như ong,kiến vàng,… là một điều vô cùng cần thiết để chúng  giúp bà con tiêu diệt những con sâu, rầy gây bệnh như:  nhện đỏ, bọ xít,…
  • Đặc biệt, bà con tránh cắt hom tiêu vào lúc trưa nắng hoặc vào lúc mưa dầm, thời điểm thích hợp nhất để cắt hom tiêu chính là vào buổi sáng.

Bài viết tham khảo: Vườn tiêu tại Lâm Đồng dùng vi sinh EMINA

Cách khắc phục vườn tiêu khi bị nhiễm bệnh tiêu điên

  • Khi phát hiện cây tiêu có những dấu hiệu như xoăn lá, cây lùn, màu lá không đồng đều,… bà con không nên vội vã mua thuốc diệt trừ bệnh ngay, vì rất có thể sẽ bị nhầm lẫn với bệnh xoắn lùn ở cây tiêu.

Cách điều trị bệnh tiêu điên

Cách khắc phục bệnh tiêu điên hiệu quả

  • Khi số lượng cây bị bệnh tiêu điên là ít và không gây ảnh hưởng gì lớn đến cả vườn tiêu, thì tốt nhất bà con nên nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh đó.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây hồ tiêu để giúp cây tiêu diệt các loại vi khuẩn và các loại côn trùng gây nên bệnh tiêu điên. Bên cạnh đó bà con nên dùng chế phẩm sinh học cho trồng trọt vì ngoài tác dụng trị bệnh, chế phẩm sinh học EMINA-P còn giúp cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây, tăng tỷ lệ đậu quả cao trên cây hồ tiêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *