Cách phòng trị bệnh thối ướt trên cây tỏi

MỤC LỤC

Như bài viết trước đây, chúng tôi đã hướng dẫn cách nhận biết bệnh thối ướt trên cây tỏi. Hôm nay, EMI xin được giới thiệu những cách thường dùng để phòng và trị bệnh thối ướt trên cây tỏi hiệu quả.

Xử lý cây bệnh và vùng bệnh

Nguyên nhân chính của bệnh thối ướt là do vi khuẩn. Khi cây tỏi có dấu hiệu bệnh, bà con nông dân chú ý cần ngay lập tức nhổ bỏ cây bệnh và xử lý bằng cách vôi bột ngay vào gốc đất cây đã nhổ cùng gốc cây khác để nhanh chóng và kịp thời tránh bệnh lây lan trên diện rộng.

Tăng sức đề kháng cho cây tỏi

Tăng sức đề kháng cho cây tỏi cũng là cách hữu hiệu để phòng trị bệnh thối ướt. Để có thể tăng cường sinh trưởng cho cây tỏi và cân bằng dinh dưỡng cho cây, bà con nông dân có thể sử dụng phương pháp bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất tinh khiết cần thiết cho cây tỏi. Những phương pháp thường sử dụng đó là phun lên lá sản phẩm phân bón lá vi sinh hữu cơ có chứa các thành phần vi lượng, acid amin phù hợp.

Thu hoạch và bảo quản tỏi

Thu hoạch tỏi bà con nông dân nên lựa chọn ngày nắng ráo.

Khi bà con lựa giống cây tỏi để bảo quản, lưu ý cần lựa những cây giống dập nát, hỏng, thối để loại bỏ.

Khi bảo quản củ tỏi, bà con cần chú ý phơi tỏi cho khô.

thu hoạch đúng cách phòng bệnh thối ướt trên cây tỏi

Không gian bảo quản như kho, giàn phải đảm bảo luôn luôn khô thoáng. Chúng ta biết rằng nhiệt độ cao và độ ẩm không khí chính là hai nhân tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng củ tỏi giống bị hụt chất lượng và dễ nhiễm nhiều loại bệnh gây nên thiệt hại lớn cho cây tỏi ở giai đoạn trồng vụ sau.

Chủ động phòng tránh vẫn là phương pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất và ít tốn kém nhất. Để làm tốt, quý bà con nông dân lưu ý cẩn thận thực hiện đầy đủ các kỹ thuật canh tác cây tỏi dưới đây:

  • Thứ nhất: bà con chịu khó Thường xuyên thăm đồng để kiểm tra và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh hại sớm nhằm có phương án phòng trị thích hợp.
  • Thứ 2: bà con nông dân nên theo dõi sát sao tình hình diễn biến thời tiết nhanh nhất có thể thông qua các phương tiện thông tin.
  • Thứ 3: khi thực hiện công đoạn Bón phân thúc cho cây hành cần chú ý tỉ lệ phân đạm và phân kali, hạn chế đạm vô cơ khi bệnh xuất hiện và không bón phân thúc muộn.
  • Thứ tư: bà con cần chú ý việc tưới nước hợp lý cho cây tỏi. không nên để đất có độ ẩm quá cao, rễ tỏi sẽ dễ bị thối ướt và ngộ độc.
  • Thứ năm: việc vệ sinh môi trường trồng rất quan trọng. Vệ sinh ruộng, bảo đảm ruộng sạch cỏ, tỉa lá già, bỏ lá bệnh, hủy tàn dư và cỏ dại ngay lập tức sau khi thu hoạch cây tỏi.

tưới nước đúng cách phòng trị bệnh thối ướt

Phòng bệnh thối ướt

Khi cây tỏi đang trong giai đoạn vườn ươm, bà con nông dân cần lưu ý:

Cần gieo trồng đúng thời vụ, xử lý đất và cho thoát nước.

Phân bón tốt nhất nên dùng là phân chuồng hoai ủ, tránh dùng các loại phân đạm như ure…

Cần dùng cót hoặc vải trắng để che ánh nắng trực xạ trong vụ sớm và cắt rạ, rơm nhỏ để tủ luống.

Tủ luống bằng các loại rơm rạ cắt nhỏ hoặc dùng cót, vải trắng để che ánh nắng trong mùa vụ sớm.

Trong khi giai đoạn chăm sóc, bà con nên chọn những cây con khỏe mạnh, không bệnh.

Khi trồng lưu ý trồng đúng mật độ, với khoảng cách từ hàng hàng và 25-30 cm, cây cây là 10-15cm.

Trên đây là những phương cách để phòng và trị bệnh thối ướt cho cây tỏi.

Như quý bà con nông dân đã thấy, việc xử lý đất, xử lý giống và phương pháp trồng chăm sóc rất quan trọng.

Công ty EMI Nhật Bản là công ty tiên phong và chuyên nghiệp nhất Việt Nam về lĩnh vực công nghệ nông nghiệp kỹ thuật cao. Chúng tôi cung cấp các giải pháp và kỹ thuật cùng kiến thức tối ưu nhất, tân tiến nhất cho bà con trồng tỏi đạt hiệu quả cao mà thân thiện môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *