Cách phòng trị bệnh mềm vỏ ở tôm

MỤC LỤC

Hiện nay sự xuất hiện của những mầm bệnh trong việc nuôi thủy hải sản nói chung và tôm nói riêng ở Việt Nam là điều đang được hết thảy mọi người quan tâm. Đặc biệt phải nhắc đến ở đây là bệnh mềm vỏ ở tôm vì nó có liên quan trực tiếp đến môi trường sống và thức ăn hàng ngày của tôm.

Nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do tôm bị thiếu dinh dưỡng, thức ăn không cung cấp đủ canxi và photpho cho cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm và chính người nuôi tôm. Do đó cần có những dấu hiệu nhận biết kịp thời để khắc phục và hạn chế các mầm bệnh không mong muốn hình thành.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mềm vỏ ở tôm

Khi tôm bị bệnh mềm vỏ đa phần thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Cơ thể yếu, họat động kém, dễ bị ăn thịt bởi các con khác hoặc bị các sinh vật gây bệnh tấn công, thường chết rãi rác và cơ thể sẽ dễ mắc phải các chứng bệnh như bẩn mình bẩn mang.
Bệnh mềm vỏ ở tôm
Bệnh mềm vỏ ở tôm
  • Về phần vỏ thường bị mềm hoặc có khi rất mềm, bên cạnh đó khi tôm mắc phải bệnh này dễ dàng thấy hiện tượng vỏ rời khỏi thịt và bị xỉn màu.
  • Bệnh mềm vỏ ở tôm thường xuất hiện ở trong các ao nuôi thâm canh, tôm bị bệnh mềm vỏ thường chậm lớn, giảm giá trị về mặt kinh tế và khi cơ thể suy yếu sẽ dễ dàng mắc phải những căn bệnh khác.

Tác hại bệnh mềm vỏ gây ra ở tôm

  • Tôm chậm lớn, cơ thể kém phát triển, dễ mắc phải nhiều căn bệnh khác.
  • Tôm sẽ bị chết hàng loạt nếu mắc phải căn bệnh này mà người nuôi không kịp thời xử lý và có những biện pháp khắc phục.
  • Khi tôm bệnh thì đồng nghĩa với việc hiệu quả về mặt kinh tế sẽ giảm gây ảnh hưởng đến những người nuôi tôm.
  • Để lại những hệ lụy cho những lứa tôm sau.

Cách khắc phục bệnh mềm vỏ ở tôm

  • Dùng chế phẩm vi sinh để xử lý môi tường ao nuôi đặc biệt là nước trong ao cho thích hợp, sạch sẽ và ổn định tránh gây sốc cho tôm.
  • Bổ sung các chất dinh dưởng cần thiết cho tôm.

bệnh mềm vỏ ở tôm

Tôm bị bệnh mềm vỏ

  • Cần tăng cường bổ sung khoáng vào mỗi khẩu phần ăn của tôm như: canxi, photpho, premix…
  • Cách quản lý để môi trường có độ kiềm từ 80-160mg/l: bón vôi CaCO3 hay Dolomite (CaMg(CO3)2) định kỳ hàng tuần và mỗi tuần một lần cho ao nuôi.
  • Dùng chế phẩm sinh học EMINA cho tôm để kích thích tốc độ tăng trưởng của tôm, đồng thời làm sạch vỏ tôm giúp cơ thể tôm được phát triển tốt.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trị bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra ở tôm

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn