Cách điều trị bệnh đỏ chân ở ếch

MỤC LỤC

Bệnh đỏ chân ở ếch, hay còn gọi là bệnh lở loét đỏ chân hoặc bệnh đốm đỏ đùi, là một trong những loại bệnh thường gặp ở ếch

Triệu chứng bệnh đỏ chân ở ếch

  • Ếch xuất hiện tình trạng thường xuyên buồn rầu, di chuyển một cách chậm chạp,
  • Ếch sẽ không quan tâm nhiều đến tình trạng môi trường xung quanh chúng, thường hay ăn ít hoặc sẽ bỏ ăn

Ếch bệnh chân đỏ

Ếch bệnh chân đỏ

  • Ếch xuất hiện những vết chấm đỏ ở trên chân, trên vùng da của bụng dưới và nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, chân ếch bị sưng lên, góc đùi của ếch chuyển sang màu đỏ.
  • Nếu giải phẫu ếch sẽ thấy ổ bụng bị xuất huyết, có tình trạng bị chảy máu trong lẫn với tình trạng có nước bên trong ổ bụng, gan ếch bj bầm, chuyển sang có màu đỏ và bị đọng máu.

Nguyên nhân gây bệnh chân đỏ ở ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch phát sinh do vi khuẩn Becteria và Aeromonas hydrophilla gây ra.

Phân bố và lan truyền dịch bệnh chân đỏ ở ếch

Ếch thường dễ bị mắc bệnh vào mùa mưa, đặc biệt là bệnh sẽ phát triển mạnh khi môi trường chăn nuôi quá dơ bẩn hoặc khi ếch bị shock.

Bệnh đỏ chân ở ếch
Bệnh đỏ chân ở ếch

Phương pháp phòng ngừa bệnh chân đỏ ở ếch

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là quản lý chất lượng của nguồn nước luôn luôn được sạch sẽ, cần phải có chế độ thay nước cho ao nuôi thường xuyên và không chăn nuôi ếch với mật độ quá dầy.

Khi phát hiện có những con ếch bị bệnh chúng ta phải tách ngay những con bị nhiễm bệnh ra khỏi đàn nhằm tránh bị lây lan.

Phương pháp điều trị bệnh chân đỏ ở ếch

Chúng ta có thể điều trị được bệnh lúc ếch chỉ mới phát và bệnh vẫn chưa quá nặng, nếu ếch bị nhiễm bệnh quá nặng thì việc chữa trị sẽ không có hiệu quả.

  • Chúng ta có thể dùng loại kháng sinh Enrofloxaxin với liều lượng từ 2 –3g/1kg thức ăn và cho ếch ăn liên tục trong 3 – 7 ngày; hoặc dùng  Oxytetraciline với liều lượng 3 – 5g/kg thức ăn và cho ếch ăn liên tục trong 7-10 ngày.
  • Ngâm những con ếch bị bệnh trong dung dịch thuốc tím có nồng độ từ 5 – 8ppm (hay 5 – 8gr/m3 nước) trong khoảng từ 10 – 15 phút để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho ếch có trong nước ao nuôi đã xâm nhập vào da ếch.
  • Xử lý diệt trùng cho ao chăn nuôi ếch ngay , và khi chữa bệnh cho ếch cần giảm đi 50% lượng thức ăn của ếch.
  • Trước hết cần phải thay nước trong ao nuôi ngay sau khi hết mưa và cần sử dụng với liều lượng 20cc/ao (3×4 m), sâu 5–7 cm (hoặc có thể dùng TOLAMIN với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng).
  • Lấy thuốc hòa chung với 5 lít nước rồi tạt khắp ao nuôi vào buổi sáng, ngâm để tiêu diệt vi khuẩn nước có trong ao, ngày hôm sau tiếp tục thay nước, lấy nước mới cho ao 50%.

Đối với nòng nọc và những con ếch con:

  • Chúng ta sẽ dùng  với liều lượng 5g/1kg thức ăn rồi trộn đều và ướp với VITA COMPLEX  theo liều lượng 10g/1kg thức ăn, cho ếch ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

Đối với những con ếch khoảng từ 45 ngày tuổi đến khoảng 3 tháng tuổi:

  • Chúng ta sẽ dùng FORTOCA hoặc C.F.Dvới liều lượng 5g/1kg thức ăn rồi trộn đều (hoặc có thể dùng M1 với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng).
  • Uớp với BODY UP theo liều lượng 10g/1kg thức ăn, đem hong gió cho khô và cho ếch ăn trong 5 – 7 ngày liên tục.

Đối với những con ếch trên 3 tháng tuổi:

  • Chúng ta sẽ dùng FORTOCA  hoặc C.F.D với liều lượng 10g /1kg thức ăn (hoặc dùng M1 với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng).
  • Trộn đều chung với thức ăn củ ếch và ướp với BODY UP theo liều lượng 10g/1kg thức ăn, đem hong gió cho khô rồi cho ếch ăn trong 5 – 7 ngày liên tục.

Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Chế phẩm sinh học EMINA có tác dụng phân hủy các chất dư thừa có trong nước ao nuôi, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho vật nuôi, đem lại cho nguồn nước ao nuôi đạt chất lượng tốt nhất, hỗ trợ tối đa cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Có thể bạn quan tâm:

Cách điều trị bệnh sình bụng ở ếch

Chế phẩm xử lý nước ao nuôi cá là gì? Công dụng ra sao?

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm:

https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/