Chanh leo là một loại quả rất tốt cho sức khỏe. Dinh dưỡng trong quả chanh leo gồm có các loại axid amin phong phú như prolin, tyrosin, treonin, valin, argnin, leucin,… Trong quả chanh leo còn có nguồn vitamin A và vitamin C rất dồi dào. Người suy nhược cơ thể, người hoạt động nhiều… dùng các thực phẩm từ chanh leo sẽ được bồi bổ và hồi phục rất nhanh. Chanh leo còn có công dụng giúp thư giãn, giảm các triệu chứng mất ngủ và có ích cho hệ tim mạch.
Trong những bài trước đây, EMI đã cung cấp những kiến thức nông nghiệp về điều kiện thời tiết, khí hậu , đất đai, các loại giống và phương pháp trồng cây chanh leo.
Hôm nay, xin mời bạn đọc cùng đi sâu vào kỹ thuật xuống giống và lên giàn cho cây chanh leo.
Chanh leo vàng hay chanh leo tím thì kỹ thuật trồng cũng đều tương tự nhau.
Tuy nhiên, chanh leo tím cho hiệu quả kinh tế cao hơn, và được ưa chuộng trồng tại Việt Nam hơn là chanh leo vàng. Cây chanh leo vàng với đặc điểm sinh trưởng mạnh hơn, thường được trồng để lấy gốc phối ghép với mầm nhánh chanh leo tím.
Chanh leo
Gieo trồng chanh leo
Đối với phương pháp gieo trồng bằng hạt giống
Đầu tiên, cần nhắc lại rằng để hạt giống gieo trồng đạt hiệu quả thì trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm từ 24 đến 36 tiếng. Điều này kích thích hạt trương nở và nảy mầm.
Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn tiến hành đem hạt giống gieo vào trong một chậu đất đã được xử lý phù hợp. Chậu có kích thước khoảng 30cm (đường kính). Sau khi gieo hạt vào chậu đất, bạn phủ thêm lên trên hạt một lớp đất mỏng che kín hạt lại. Tưới một ít nước lên lớp đất bề mặt để cung cấp độ ẩm cho đất và đặt chậu gieo hạt ở một nơi thoáng đãng, tiếp xúc trực tiếp với anh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp cho hạt nhanh này mầm.
Tưới nước đều đặn mỗi ngày.
Sau khoảng 2 đến 3 tuần, bạn sẽ thấy các hạt giống chanh leo đã nứt và này mầm. Sau 6 tuần, các cây con đã đạt chiều cao khoảng 8cm.
Lúc này, bạn đã có thể xuống cây, cây con trước khi xuống được phun qua chế phẩm sinh học Emina nhằm phòng bệnh và tạo điều kiện cho cây chanh leo phát triển tốt.
Bạn nên chọn những cây giống khỏe, lá to, thân thẳng, chiều cao từ 8-15cm để mang đi trồng, vì những cây này là cây khỏe, sẽ sống và sinh trưởng mạnh khi được trồng ra đất.
Đối với phương pháp xuống cây bằng cây chanh leo giống, kỹ thuật sẽ khác biệt một chút.
Phương pháp dùng cây giống sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian gieo hạt, chăm sóc và đợi có cây con. Rất đơn giản là bạn chỉ cần ra vườn ươm mua cây giống về trồng, thế thôi.
Chuẩn bị gieo trồng và làm giàn
Trước khi dâm trồng cây chanh leo giống hoặc trồng cây non từ hạt nảy mầm, bạn cần chuẩn bị đất kỹ lưỡng. Đây là yếu tố quan trọng quyết định việc cây non có sống được và sinh trưởng tốt, từ đó cho năng suất quả cao hay không.
Chanh leo là loại cây ưa sáng và thích độ ẩm cao. Việc tưới nước đầy đủ sẽ giúp cây chanh leo phát triển mạnh mẽ và vươn cao tán rộng.
Sau khi dâm trồng cây giống, bạn cần tưới nước cho cây liên tục nhất là vào mùa khô, cây cần được tưới 2 ngày một lần, nếu không cây sẽ bị rụng lá rụng hoa.
Một số kỹ thuật xuống giống chanh leo hy vọng sẽ giúp bạn trồng cây chanh leo hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Điều kiện đất đai và khí hậu để trồng chanh leo
———————————————
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Chế phẩm EMINA-P được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6188:2002 theo chứng chỉ số: 170990.PRO.VN17
Hotline: 0243 640 8795