Quy trình canh tác chanh dây theo EMI Nhật Bản

MỤC LỤC

Giới thiệu chung về quy trình canh tác chanh dây

Chanh dây hiện nay đang là một trong những loại cây trồng chủ lực ở nước ta, phát triển nhanh chóng và mở rộng tại các tỉnh Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc. Chanh dây là một trong những cây trồng được xuất khẩu đi châu Âu, Trung Quốc với sản lượng không ngừng tăng.

Hiện nay, Việt Nam đang trồng phổ biến những loại chanh dây tím, nhân rộng phát triển thêm chanh dây vàng hương ổi, chanh dây colombia, chanh dây vàng hương xoài…Tuy nhiên, quá trình chăm sóc chanh dây sử dụng quá nhiều hoá chất, thuốc BVTV độc hại khiến quả nhiễm dư lượng hoá chất cao, nguy cơ giảm xuất khẩu.

Cây chanh dây phát triển mạnh, tốc độ phân nhánh (cành) nhanh, cây không kén đất, nhưng tốt nhất nên chọn loại đất thoát nước tốt, không ngập úng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, pH 5,5-6. Đất tại vùng bằng phẳng, thời tiết ấm áp, độ ẩm hợp lý cây chanh leo phát triển rất tốt.

Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 16-30oC, cây chanh dây phát triển tốt ở những khu vực có nắng, đặc biệt là cây chanh dây không chịu được sương muối.

Chanh dây (chanh leo) là loại cây cần độ ẩm cao, liên tục phải cung cấp đủ nước cho cây bằng cách tưới bình quân 2 ngày một lần, nhất là trong mùa khô. Chanh leo được cung cấp đầy đủ với nước sẽ đâm nhiều chồi, nở nhiều hoa và cho trái liên tục. Ngược lại, nếu thiếu nước, cây sẽ bị rụng hoa, trái cây teo tóp, ít nước. Cắt tỉa tán thường xuyên cho cây để cây hoa hoa và đậu quả tốt hơn.

Cây chanh dây thích hợp trồng quanh năm ở các tỉnh. Tuy nhiên vì ưa độ ẩm cao và để cây lớn lên có lượng mưa phù hợp thì nên chọn trồng cây chanh dây vào khoảng tháng 4 tới tháng 6 dương lịch. Thời điểm này mùa mưa đã bắt đầu, lượng sinh khoáng trong nước mưa cũng giúp cây phát triển xanh và tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, bà con nông dân cũng giảm được đáng kể công tưới tiêu cho cây.

quy trình canh tác chanh dây
quy trình canh tác chanh dây

Các loại sâu bệnh trên cây chanh dây

Nhện, bọ trĩ, côn trùng: có ở mọi giai đoạn của cây. Bà con nên định kỳ phòng bệnh cho cây từ lúc xuống giống cho đến lúc phá dàn, định kỳ 15 ngày phòng bệnh trên lá 1 lần, 30 ngày phòng bệnh dưới gốc 1 lần.

Mặc dù vẫn phòng bệnh đều, tuy nhiên mọi thứ đều có thể xảy ra. Khi cây có vấn đề, việc đầu tiên cần kiểm tra là bộ rễ, sau đó kiểm tra tới thân, lá và quả.  Chanh có các bệnh chính: bã trầu, thối rễ, phấn trắng,…

EMI Nhật Bản xin đưa ra giải pháp hiệu quả bằng việc áp dụng quy trình chăm sóc chanh dây theo hướng nông nghiệp sạch, sử dụng chế phẩm sinh học EMINA, vi sinh trừ bệnh EMINA-P và vi sinh trừ sâu BT

Quy trình canh tác chanh dây theo hướng nhà nông không dùng hoá chất của EMI Nhật Bản, bà con tham khảo tại đây: QUY TRÌNH CANH TÁC CHANH DÂY THEO VI SINH EMI NHẬT BẢN

Kính chúc bà con thành công!

chanh dây canh tác theo EMI Nhật Bản
chanh dây canh tác theo EMI Nhật Bản

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: http://eminhatban.vn/

Tham khảo thêm bài viết về cây thanh long tại: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *