Cách chữa bệnh đóng dấu ở lươn

MỤC LỤC

Bệnh đóng dấu ở lươn, hay còn gọi là bệnh đánh dấu, hoặc bệnh ban hoa mai, bệnh lở loét hay bệnh mục da. Đây là bệnh phổ biến trên lươn và xuất hiện quanh năm, vì vậy người nuôi cần chú ý để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Triệu chứng bệnh đóng dấu ở lươn

  • Phần bị bệnh trên mình lươn sẽ xuất hiện những chấm hình tròn hoặc những chấm hình bầu dục giống như hạt đậu nành.

Lươn bị bệnh đóng dấu

Lươn bị bệnh đóng dấu

  • Có màu đỏ xen lẫn với các vùng da bị giập, da xung huyết bị phát viêm, dần dần bị hoại tử và loét nát, sẽ để lộ ra phần chân bì màu trắng, phần xương và nội tạng, phần chuôi đuôi bị nát và rụng mất.
  • Lươn bị bệnh sẽ không chui vào hang, bơi lội chậm chạp và khó khăn, đầu thường vươn lên khỏi mặt nước để thở.
  • Lươn trở nên mệt mỏi, sau đó yếu dần rồi chết.

Nguyên nhân gây bệnh đóng dấu ở lươn

  • Do loại vi khuẩn giống như phụ dạng điểm của khuẩn khí đơn bào (Aeromonas) hoặc dạng chấm (điểm).

Lươn bị bệnh đóng dấu

Lươn bị bệnh đóng dấu

  • Bệnh sẽ xảy ra khi lươn bị sây sát, lúc đó các loại vi khuẩn, các loại ký sinh trùng sẽ bám vào trên những vết thương và sinh sống ở đó, phát triển dần dần thành những vết loét lớn.
  • Quanh năm lươn đều có thể gặp phải bệnh này, nhất là vào tháng 4 – 9, bệnh phát triển mạnh nhất.

Phương pháp phòng ngừa bệnh đóng dấu ở lươn

  • Ao nuôi lươn cần phải dùng vôi bột để tiêu độc triệt để và tiêu diệt những  nguyên thể bệnh.
  • Cần phải bảo đảm chất lượng nước trong ao nuôi lươn phải mới, định kỳ dùng bột tẩy với liều lượng 1 – 1,2g/mét khối nước.
  • Dùng vôi bột với liều lượng 15 – 20g/mét khối nước, té đầu khắp ao nuôi, để co thể xả tiêu độc cho toàn ao nuôi lươn.

Phương pháp điều trị bệnh đóng dấu ở lươn

  • Ngoài việc sử dụng Cenplex Cu, chúng ta cũng có thể sử dụng một số loại  thuốc trộn trực tiếp vào thức ăn và cho lươn ăn liên tục trong vòng 5 ngày như thuốc Vime-fenfish 500 với liều lượng 1 lít/2,5 tấn lươn, hoặc dùng Sulfamidine với liều lượng 0,5gr/50kg lươn.
  • Bôi thuốc tím (Potassium permanganate) trực tiếp lên những vết loét trên cơ thể của lươn.
  • Chúng ta sẽ xử lý thuốc ngoại ký sinh trùng: thuốc OSCILL ALGA STRONG với liều lượng 250 ML/ 1000 m3 nước, trộn thuốc trị nội ký sinh như: thuốc BENDAVI hay thuốc HADAZI trực tiếp vào thức ăn của lươn.
  • Bà con có thể dùng vi sinh EMINA giúp phân hủy nhanh các loại chất hữu cơ dư thừa ở bên trong nước và nơi đáy ao nuôi thủy sản, giúp ức chế sự phát triển của một số loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Tránh việc nhiễm trùng khi lươn bị xây xát.
  • Chế phẩm sinh học EMINA có tác dụng bổ sung thêm các loại vi sinh vật có lợi cho ao nuôi thủy sản, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng diễn ra thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trị bệnh xuất huyết ở lươn

Cách điều trị bệnh da đỏ ở lươn

Cách điều trị bệnh nát đuôi ở lươn

Cách điều trị bệnh tuyến trùng ở lươn

Cách điều trị bệnh viêm ruột ở lươn

Cách điều trị bệnh phát sốt ở lươn

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan