Cách điều trị bệnh da đỏ ở lươn

MỤC LỤC

Một trong những loài được nuôi trồng hiệu quả ở nước ta đó chính là lươn. Lươn là loài nuôi rất khó khăn, quy trình phức tạp, tuy nhiên rất được đầu tư nuôi trồng ở nước ta. Với giá trị kinh tế cao thì việc nuôi lươn vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các nông dân.

Hiện nay, người nuôi trồng đang phải đối mặt với bệnh da đỏ ở lươn gây ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh da đỏ ở lươn nhé.

Triệu chứng bệnh da đỏ ở lươn

Bệnh da đỏ ở lươn

Bệnh da đỏ ở lươn

  • Phần bên ngoài của những con lươn bị bệnh cục bộ bị xuất huyết hoặc phát viêm và da bị tuột.
  • Phần bụng và phần hai bên là rõ nhất, hàm trên, hàm dưới và mang của lươn cũng bị xung huyết và phát viêm.
  • Những chỗ bị bệnh thường sẽ kế phát tiếp tục lây nhiễm vi khuẩn.
  • Phần thân của những con lươn bị bệnh sẽ trở nên gầy yếu dần.
  • Bệnh thường lây lan và phát triển mạnh vào thời điểm cuối xuân và đầu hạ.

Nguyên nhân gây bệnh da đỏ ở lươn

  • Bệnh da đỏ là do trực khuẩn lông huỳnh quang gây nên.
  • Lươn sẽ bị tổn thương trong lúc đánh bắt hoặc vận chuyển, khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào da của lươn gây ra bệnh da đỏ.

Bệnh da đỏ ở lươn

Bệnh da đỏ ở lươn

Phương pháp phòng ngừa bệnh da đỏ ở lươn

  • Trong lúc đánh bắt và vận chuyển lươn cần phải cẩn thận trong các thao tác kỹ thuật, tránh để cho lươn bị tổn thương.
  • Trước khi thả lươn nuôi, cần dùng bột tẩy (bleach) với liều lượng 5 – 10mg/lít để ngâm rửa lươn trong khoảng nửa giờ.
  • Vào mùa phát bệnh chúng ta cần dùng bột tẩy rồi cho vào lồng treo để dự phòng, liều  lượng bột tẩy sử dụng nói chung là khoảng 0,4g/lít.

Bệnh hại lươn mà bạn có thể quan tâm: Cách chữa bệnh đóng dấu ở lươn

Cách điều trị bệnh da đỏ ở lươn

  • Dùng bột tẩy với liều lượng 1 – 1,2mg/lít để xả toàn ao, cách ngày 1 ngày làm 1 lần.
  • Dùng nước phèn chua hoà tan chung với nước với liều lượng là 0,05g/mét khối nước rồi xả xuống ao, sau 2 ngày thì sẽ dùng vôi bột với liều lượng 25g/mét khối nước xả cho toàn ao.
  • Dùng ngũ vị tử với liều lượng 2 – 4mg/lít để xả toàn ao, làm liên tục trong 3 ngày.
  • Dùng chế phẩm sinh học EMINA trộn đều trực tiếp vào thức ăn có tác dụng tăng sức đề kháng cho lươn, giúp lươn phòng tránh nhiễm bệnh hại.
  • Khi sử dụng cần phải chú ý, phải cẩn thận khi có mắc bệnh biến gan tạng, hoặc bệnh biến thận tạng.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan