Cách điều trị bệnh tuyến trùng ở lươn

MỤC LỤC

Do hiện nay sản lượng lươn thu được từ phương pháp sinh sản nhân tạo còn khá khiêm tốn nên đa phần lươn thả nuôi đều có nguồn gốc từ tự nhiên.

Giống lươn tuy là có sức chịu đựng khá tốt, nhưng vì điều kiện của bể nuôi có những điểm rất khác biệt so với điều kiện của môi trường tự nhiên nên sức đề kháng và sức chịu đựng của lươn phần nào có sự giảm sút.

Nguyên nhân khiến sản lượng lươn giảm nhanh là do quá trình đánh bắt thủy sản gây chấn động mạnh cho lươn, thời gian dự trữ trong nhiều ngày nhưng không cho lươn ăn khiến lươn bị đói.

Trong quá trình nuôi lươn, sự thay đổi một cách đột ngột của thời tiết, của môi trường nước, của thức ăn và chỗ trú ngụ… cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe của lươn và tạo cơ hội cho những loại vi khuẩn, những loại ký sinh trùng tấn công rồi gây bệnh.

Hiện nay, hầu hết lươn nuôi đa phần bị mắc phải các bệnh do những loại ký sinh trùng khác nhau gây ra, tiêu biểu là một số bệnh như bệnh đóng dấu, bệnh nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đỉa…

Triệu chứng bệnh tuyến trùng ở lươn

Bệnh tuyến trùng ở lươn

Bệnh tuyến trùng ở lươn

Nếu lươn bị nhiễm bệnh khối lượng lớn.

  • Ruột của lươn sẽ bị sưng đỏ.
  • Rối loạn tiêu hoá, hậu môn sưng lên.
  • Lươn hoạt động một cách yếu ớt, trở nên kiệt sức dần và chết từ từ.

Tác hại của bệnh tuyến trùng ở lươn

Nếu lươn bị nhiễm bệnh với số lượng lớn mà không kịp thời chữa trị sẽ khiến cho lươn yếu ớt dần sau đó chết hàng loạt gây ra thua lỗ cho người nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh tuyến trùng ở lươn

Bệnh tuyến trùng do loại ký sinh trùng ở trong đường ruột gây nên.

Bệnh tuyến trùng ở lươn

Bệnh tuyến trùng ở lươn

Tuyến trùng có màu trắng, chiều dài khoảng 1 cm, đầu của tuyến trùng bám vào phần niêm mạc của lươn để phá hoại các mô, hình thành những bào nang gây nên viêm ruột sưng đỏ.

Cách phòng ngừa bệnh tuyến trùng ở lươn

  • Chúng ta cũng cần vớt những con lươn chết khỏi ao nuôi, hoặc thay nước và thay đất nếu ao nuôi bị ô nhiễm nặng.
  • Thay nước sạch cho ao nuôi thường xuyên.
  • Dùng chế phẩm sinh học EMINA trộn trực tiếp vào thức ăn của lươn, cho lươn ăn liên tục trong 4 – 5 ngày giúp tăng sức đề kháng cho lươn.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trị bệnh xuất huyết ở lươn

Cách chữa bệnh đóng dấu ở lươn

Cách điều trị bệnh da đỏ ở lươn

Cách điều trị bệnh nát đuôi ở lươn

Nuôi lươn trong bể lót bạt cho thu nhập cao

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan