Phòng trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn

MỤC LỤC

Bệnh tụ huyết trùng là bệnh lây lan truyền nhiễm vo vi khuẩn gây ra, với tỉ lệ chết cao, ghép bệnh nghiêm trọng với các chứng bệnh hô hấp, phó thương hàn và dịch tả, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và kinh tế.

1. Đặc điểm, nguyên nhân bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn tụ huyết trùng có trong cơ thể lợn khỏe mạnh và tập trung ở niêm mạc hô hấp, gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển thành bệnh, truyền nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với chất thải, với thức ăn hoặc dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh gây hại trên mọi độ tuổi của lợn, phổ biến nhất là với lợn 3-6 tháng tuổi.

2. Đường truyền lây bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Hô hấp, lây trực tiếp qua tiếp xúc, gián tiếp qua các dụng cụ trung gian.

3. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Thời gian ủ bệnh 1 – 14 ngày, thường có 2 thể bệnh:

  • Thể cấp tính dấu hiệu là lợn sốt trên 41 độ C, li bì khó thở, thở ngồi như chó, kém ăn hoặc bỏ ăn, vùng hầu, mặt vưng phù, tai bụng tím đỏ từng mảng, mắt vùng niêm mạc tím tái, chảy nước mũi đục hoặc có lẫn máu. Sau 1-2 ngày lợn chết, nếu kéo dài hơn thì 5-6 ngày, nếu lợn không chết thì chuyển sang thể mãn tính.
  • Thể mãn tính là thể thường gặp, thường thấy dấu hiệu lợn gầy yếu, ho, khó thở, thỉnh thoảng ho khan hoặc ho liên miên. Lúc đầu lợn ỉa phân táo sau đó dần chuyển sang ỉa chảy, trong phân có mùi khó chịu. Trên da lợn xuất huyết tím bầm từng đám, đặc biệt ở vùng tai, bụng, niêm mạc phía dưới đùi và bẹn. Nếu không điều trị kịp thời, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, heo sẽ chết sau 1 – 2 tháng.

4. Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh và dịch tễ từng vùng, phân lập căn nguyên gây bệnh.

5. Phòng trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Phòng bệnh bằng những cách sau:

  • Chuồng nuôi phải phù hợp với từng loại lợn và độ tuổi lợn khác nhau.
  • Chuồng phải có tường bao, có rào chắn.
  • Giữ gìn cho chuồng trại luôn luôn được thông thoáng không khí, phải đủ ánh sáng, nhiệt độ mát về mùa hè, và ấm về mùa đông.
  • Thường xuyên tổ chức quét dọn, hằng định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi theo chu kỳ, cọ rửa các dụng cụ và tiêu độc máng ăn cho lợn, các máng uống và các dụng cụ chăn nuôi, quần áo bảo hộ phải được tiêu độc định kỳ.
  • Sau mỗi đợt lợn nuôi, cần phải vệ sinh khu vực chuồng trại và tiến hành khử trùng tiêu độc, rồi sau đó phải để trống chuồng.
  • Lợn từng đợt mới mua về thì phải nuôi cách ly tại khu vực riêng lẻ từ 15 – 20 ngày trước khi cho lợn mới nhập đàn.
  • Thu gom phân rác xử lý tại khu vực riêng.
  • Hạn chế người lạ và khách tham quan.
  • Khử độc trùng bằng phương pháp tự nhiên: phơi nắng các dụng cụ nuôi, dùng vôi pha loãng 10% để quét chuồng.

Phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn bằng vaccine

  • Mỗi đàn lợn 1 năm tiêm 2-3 lần và dịch tễ theo vùng.
  • Tiêm nhắc lại 6 tháng 1 lần sau khi đã tiêm lần đầu hoặc lần 2.

6.2. Điều trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn

Có thể điều trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn bằng cách dùng một số thuốc như Streptomycin, Kanamycin, Ampikana, Oxytetracyclin… với liều lượng đúng theo sự hướng dẫn sử dụng trên tài liệu của nhà sản xuất. Cần sử dụng chế phẩm vi sinh chăm sóc vật nuôi EMINA kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho heo.

Có thể bạn quan tâm:

Phòng và trị bệnh dịch tả lợn

Phòng và trị bệnh phó thương hàn trên lợn

Phòng và trị bệnh phù đầu ở lợn con

Cách phòng trị bệnh lợn con đi ỉa phân trắng

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban