Lý do EMI khuyến cáo không nên “làm cỏ trắng” cho vườn hồ tiêu

MỤC LỤC

Vì sao không nên làm cỏ trắng cho vườn hồ tiêu?

Diệt trừ cỏ dại để ngăn chúng ăn hại chất màu, cạnh tranh dinh dưỡng trong đất với cây trồng” từ lâu đã đi vào tiềm thức của người trồng cây. Tuy nhiên, đến nay ta cần xem xét lại, ít nhất ở một vài góc độ nào đó. Cùng mổ xẻ vấn đề này trên đất vườn trồng hồ tiêu như một thí dụ thực tiễn.

Canh tác hồ tiêu truyền thống đã khuyến cáo người nông dân làm cỏ sạch trong vườn hồ tiêu (làm cỏ trắng) từ 4-5 đợt trong năm, với công lao động phải bỏ ra lên tới 40-60 công/ha, tiêu tốn chi phí khá lớn cho hạng mục này. Suốt chu kỳ kinh doanh khoảng 15-16 năm của cây hồ tiêu, mỗi năm, lượng phân bón hóa học đưa vào 1 ha đất trung bình khoảng 2.000 kg gồm các chủng loại N, P, K (lượng bón 750 kg Đạm urê, 800 kg phân Lân, 460 kg phân Kali cho 1 ha hồ tiêu là thông tin có được từ người dân trồng tiêu ở tỉnh Đắk Nông).

Vườn hô tiêu chết nhanh
Vườn hô tiêu chết nhanh

Thực tế khu vườn canh tác truyền thống đang bị chết nhanh

Trong bối cảnh đó, thực bì trong vườn được dọn sạch qua các đợt làm cỏ trắng, đất Bazan phơi mặt cả trong mùa mưa trong điều kiện Tây Nguyên lượng mưa trung bình từ 1.800 mm – 2.000 mm/năm. Xói mòn và rửa trôi đất mặt bào mòn dần độ phì là hệ lụy đầu tiên. Điều tra mới đây (năm 2017) của một nhóm nhà khoa học tại Di Linh, Lâm Đồng cho thấy mức độ suy giảm chất hữu cơ tổng số trên đất trồng chè giảm 46%, đất cà phê giảm 60%, đất rừng trồng giảm 16% … so với đất dưới tán rừng tự nhiên của vùng này.

Tiếp theo là sự nghèo kiệt dần của hệ sinh vật trong đất. Đất cạn kiệt nguồn hữu cơ, chai cứng và dần trở nên độc hại do người dân đầu tư nhiều hóa chất để đạt mục tiêu có nhiều nông sản. Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu bắt đầu xuất hiện và hoành hành.

Chất đất trên vườn canh tác truyền thống theo hướng "làm cỏ trắng"
Chất đất trên vườn canh tác truyền thống theo hướng làm cỏ trắng

Đất chai cứng, nghèo kiệt dinh dưỡng và vi sinh vật

Đến với người trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên, chung tay “giải cứu” những vườn hồ tiêu chớm mắc dịch bệnh chết nhanh, chết chậm, sử dụng các dòng chế phẩm vi sinh của EMI, ngoài những lý do tạo ra hệ lụy nêu trên, EMI Nhật Bản đã phát hiện thêm các vấn đề:

– Hệ sinh thái các vườn trồng hồ tiêu đã thay đổi quá nhiều. Cân bằng sinh thái đất- cây trồng đã chuyển dịch theo hướng không phù hợp, có hại cho cả đất và cây trồng. Hệ sinh vật trong đất quá nghèo nàn, cạn kiệt.

– Tuyến trùng không phải là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh, chết chậm, mà do các vi sinh vật có hại đang chiếm ưu thế trong đất gây nên, bộ rễ là nơi bị xâm hại đầu tiên.

Từ những động tác “bắt mạch” ban đầu này, việc bổ sung một lực lượng lớn các vi sinh vật có lợi từ chế phẩm EMI đã cùng lúc cứu bộ rễ ốm yếu của cây trong đất, đồng thời tăng sức sống và khả năng quang hợp của hệ thống lá phía trên mặt đất. Sau vài tuần, cây có sức sống trở lại và bắt đầu phát triển mạnh. Nó chứng minh cho một “đơn thuốc” đúng bệnh và rất hiệu quả, chưa cần đến việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học để kết luận!

Tuy nhiên, để tăng hiệu quả của “toa thuốc” này thì việc sớm tạo ra hệ sinh thái đất với các yêu cầu tăng khả năng giữ ẩm, nhiều hữu cơ, nhiều mùn, nhiều sinh vật chung sống trong đất… thì không làm cỏ trắng là một biện pháp cần thiết, không chỉ riêng cho hồ tiêu mà cả các cây trồng khác như cà phê, sầu riêng, chanh leo…

Cân nhắc việc cỏ dại lấy đi một phần dinh dưỡng trong đất chỉ là một phần nhỏ so với tất cả những gì chúng đem lại như việc chúng giúp che phủ đất, giữ ẩm, chống xói mòn, rửa trôi đất, cung cấp tàn dư cây cỏ trở lại cho đất và quan trọng hơn là tạo điều kiện cho hệ sinh vật đa dạng phát triển mạnh mẽ trong và trên mặt đất trồng hồ tiêu, mà trong đó có lực lượng vi khuẩn hữu hiệu từ chế phẩm đưa vào.

Để cỏ trên vườn và sử dụng chúng như một nguồn hữu cơ, tạo cái nôi nuôi dưỡng lợi khuẩn đã được EMI hướng dẫn cụ thể trong quy trình canh tác hồ tiêu hữu cơ của EMI.

Vườn hồ tiêu canh tác sử dụng chế phẩm sinh học EMINA
Vườn hồ tiêu canh tác sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Vườn hồ tiêu EMI

Khuyến cáo này, vì thế, có cơ sở khoa học, chứ không “a dua” chấp nhận “thói làm biếng” của người dân khi họ không còn phải bỏ ra quá nhiều công lao động và tiền của để làm cỏ trắng vườn tiêu hằng năm mà cây hồ tiêu vẫn cứ lên xanh tốt, cho những mùa quả bội thu, ổn định.

Quyết Đức

Tháng 12/2021

Có thể bạn quan tâm:

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC HỒ TIÊU

Cách trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu hiệu quả

Cách phòng và trị bệnh nấm hồng trên cây tiêu

Cách phòng và trị bệnh tiêu điên hiệu quả

Cách phòng trừ bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm EMINA

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm:

https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *