Kỹ thuật trồng tỏi – thông tin chung và các loại tỏi

MỤC LỤC

Xin thân ái kính chào quý đọc giả của chuyên mục kỹ thuật trồng trọt. Trong loạt bài viết về kỹ thuật trồng tỏi hiệu quả và năng suất cao, nội dung bài viết hôm nay giới thiệu các thông tin chung về cây tỏi, lợi ích của tỏi về dinh dưỡng, sức khỏe và đời sống.

Thông tin chung về cây tỏi

Tỏi và nguồn gốc giá trị của tỏi

Tỏi và nguồn gốc giá trị của tỏi

Cây tỏi có tên khoa học tiếng Anh là Allium Sativum. Cây thuộc họ Liliaceace gồm có các cây như hành lá, hành củ và một loại tỏi gọi là tỏi tây.

Cây tỏi mọc phổ biến khắp thế giới.

Giá trị dinh dưỡng của tỏi

Theo những nghiên cứu khoa học uy tín cho biết: mỗi 100 g tỏi chứa 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali…

Trong củ tỏi chứa 3 loại hoạt chất chính yếu giá trị cao đó là allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là một hoạt chất rất mạnh và chiếm vai trò quan trọng nhất của tỏi. Chất Allicin vốn không có trong tỏi.

Tuy nhiên, khi cắt mỏng, đập dập hoặc có anilaza tác động, chất aliin trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.

Một kg tỏi có thể cung cấp 1 đến 2 gam allicin. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi loãng vẫn kháng nhiều loại vi trùng như vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Những siêu vi như trái rạ, bại liệt, cúm… cũng bị chất allicin trong tỏi ức chế.

Mỗi ngày 4 tép tỏi sẽ tăng cường miễn dịch và sức khỏe cho cơ thể

Tỏi và nguồn gốc giá trị của tỏi

Tỏi và nguồn gốc giá trị của tỏi

Tỏi được sử dụng như thảo dược từ rất lâu trong lịch sử. Nhà y học Hy lạp Galen (130-200 trước công nguyên) xem tỏi như một loại thảo dược chữa bách bệnh.

Tỏi trị cảm cúm thông thường bằng cách cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm, rút ngắn thời gian bệnh. Tỏi cũng hỗ trợ điều trị đau họng khi bị cảm vì có tính kháng khuẩn.

Tỏi có thể trị mụn trứng cá nhờ hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, hoạt chất allicin được chuyển hóa thành chất axit sulfenic, tạo ra phản ứng nhanh với các gốc tự do trên da và giúp giảm sẹo, giảm dị ứng da.

Tỏi hỗ trợ điều trị các bệnh về huyết áp. Ăn tỏi mỗi ngày huyết áp cơ thể sẽ được ổn định. Các loại hoạt chất rất mạnh trong tỏi làm giảm huyết áp. Ngoài ra, tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh kích thích sản xuất tế bào nội mạc, giãn cơ trơn và giãn mạch máu, kiểm soát huyết áp.

Tỏi hỗ trợ phòng chống ung thư dạ dày và đại trực tràng. Nhờ các chất allin ức chế và kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, làm giảm tỷ lệ các khối ung thư.

Tỏi cải thiện hệ thống xương trên cơ thể bằng nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như Zn, mangan, vitamin B6, vitamin C. Chất mangan và các enzyme rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.

Tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.

Tỏi không chỉ là một gia vị mà còn là một dược liệu cực kỳ hữu ích cho sức khỏe.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng tỏi – chọn giống cây tỏi

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *