Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì?

MỤC LỤC

Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là một trong những phương pháp xử lý chuồng trại mang lại hiệu quả cao giúp vật nuôi khoẻ mạnh, khử mùi được áp dụng rộng rãi.

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là gì?

Đệm lót sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu có độ trơ cao như trấu, mùn cưa, rơm rạ kết hợp cùng với một số chủng vi sinh vật có lợi. Đệm được rải trên nền chuồng vật nuôi.

Tác dụng của đệm lót sinh học

Xử lý mùi hôi chuồng trại, vi sinh vật trong nền đệm lót sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ phân, khử mùi nước thải

Ức chế sự sinh trưởng và phát triển của một số vi sinh vật gây hại

Vật nuôi giảm bệnh, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, giảm stress

Giảm chi phí nhân công và vật tư

Tăng chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi

Cải thiện môi trường, canh tác bền vững

Nuôi dê trên nền đệm lót sinh học
Nuôi dê trên nền đệm lót sinh học

Nhược điểm của đệm lót sinh học

Không thể áp dụng trên quy mô công nghiệp

Làm tăng nhiệt độ nền chuồng có thể ảnh hưởng đến vật nuôi nhất là vào mùa hè, cần giữ cho không gian chuồng thoáng mát, dùng quạt gió.

Chuồng trại thường xuyên bị ngập úng thì không nên sử dụng

Tuy nhiên, ưu điểm mà đệm lót sinh học mang lại rất phù hợp với những mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ. Giảm nhiều chi phí, thời gian, giúp nhà nông đạt hiệu quả chăn nuôi tốt hơn.

Bên canh đó, việc sử dụng công nghệ sinh học, đưa chế phẩm vi sinh vào làm đệm lót sinh học sẽ có lợi rất nhiều đối với vật nuôi. Những chủng vi sinh vật đặc hiệu sẽ thúc đẩy quá trình lên men hiếu khí, tiêu diệt mầm bệnh, phân huỷ chất thải. Chuồng nuôi sẽ hạn chế mùi tối đa

Chế phẩm sinh học EMINA có chứa vi khuẩn Lacto và Bacillus là một trong những dòng chế phẩm đặc hiệu đưa vào làm đệm lót sinh học. 

Quy trình làm đệm lót sinh học

Nguyên liệu làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi
Nguyên liệu làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Đệm lót sinh học trên gia súc

Bước 1: Trộn trấu với mùn cưa hoặc lõi ngô theo tỷ lệ 30:70

Bước 2: Pha loãng 1 lít chế phẩm sinh học EMINA với 30 lít nước sạch.

Bước 3: Phun đều hỗn hợp vi sinh cho 1m3 nguyên liệu đã trộn.

Bước 4: Đảo đều nguyên liệu độ ẩm khoảng 30% ( nắm chặt nguyên liệu mở ra thấy có vết nứt), đánh đống ủ trong 24 giờ.

Bước 5: Rải hỗn hợp nên nền chuồng dày 30cm và định kỳ 10-15 ngày bổ sung vi sinh 1 lần.

Đệm lót sinh học trên gia cầm

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu khoảng 10-30% rơm, 20-40% mùn cưa và 50% trấu

Bước 2: Hoà 1 lít chế phẩm sinh học EMINA với 30 lít nước sạch cho 1m3 nguyên liệu

Bước 3: Đảo trộn nguyên liệu với vi sinh đã pha, điều chỉnh hàm lượng nước trong quá trình đảo để giữ độ ẩm 30-50% (nắm nguyên liệu bằng tay thấy thành cục và phân tán khi mở ra).

Bước 4: Trải đệm lót vào nền chuồng có độ dày 5-7cm.

Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học
Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học

Chú ý: Nên định kỳ cào lại bề mặt đệm để tăng độ thông thoáng, giúp đệm tơi xốp hơn, phân huỷ chất thải nhanh hơn.

Tham khảo thêm:

Cách nuôi vịt trên đệm lót sinh học đơn giản nhất

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi heo

3 bước làm đệm lót sinh học nuôi gà

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *