Cách phòng và trị bệnh đốm mắt cua trên chè

MỤC LỤC

Lá vàng và rụng nhiều, cây không sinh trưởng, còi cọc,… là tình trạng của bệnh đốm mắt cua trên chè, rất khó điều trị và phục hồi, có thể gây chết hàng loạt trên cây chè nếu bà con không chăm sóc.Các loại sâu bệnh như là kẻ thù không những của cây chè mà con của bà con nông dân, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của bà con.

Bệnh đốm mắt cua trên chè là một bệnh “ không lường trước được” nên sự hiểu tất tần tật về nó là một điều vô cùng cần thiết. Sau đây, chúng tôi cung cấp cho bà con về một loại bệnh không kém gì nguy hiểm đối với cây chè đó là bệnh đốm mắt cua trên cây chè.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm mắt cua trên chè

Bệnh đốm mắt cua do nấm Pestalozzia theae gây nên. Nấm bệnh đốm mắt cua xâm nhập qua vết thương và lỗ hở tự nhiên của cây, quá trình nảy mầm xâm nhập không phụ thuộc vào ánh sáng, sự phát triển của bệnh tương đối nhanh.

Lá chè bị bệnh đốm mẳt cua

Bệnh đốm mắt cua trên chè

Bệnh đốm mắt cua trên chè chủ yếu hại ở lá già, lá bánh tẻ, vết bệnh thường ở đầu mép lá hoặc ở giữa lá chè, lúc đầu bệnh đốm mắt cua chỉ là một chấm nhỏ màu xanh vàng sau chuyển thành màu nâu nhạt loang rộng ra khắp lá và sau đó chuyển dần thành màu xám trắng có các vành đồng tâm ranh giới của vết bệnh và mô khỏe là một viền nâu đậm. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đốm mắt cua làm cho cây phát triển còi cọc, rụng lá nhiều, dẫn đến chết cây hàng loạt.

Tác hại của bệnh đốm mắt cua trên chè

  • Tác hại của bệnh đốm mắt cua trên cây chè là vô cùng nguy hiểm như gây chết hàng loạt, rụng lá, dễ dàng lây lan qua những cây bị bệnh khác, ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất, chất lượng của lá chè.
  • Bệnh rất khó điều trị vì khả năng lây lan cao, nhất là vào lúc điều kiện thời tiết ẩm, mưa và gió nhiều…

Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh

  • Bà con nên thường xuyên kiểm tra vườn chè và phát hiện sớm triệu chứng của bệnh đốm mắt cua để có thể có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
  • Do bệnh đốm mắt cua có thể lây lan nhờ mưa gió nên bà con nên cẩn thận để phòng ngừa làm ảnh hưởng đến cả vườn chè và năng suất của vườn, bằng cách chăm sóc vườn cây, bón phân cân đối, để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây chè.
  • Việc vệ sinh vườn chè, dọn cỏ cũng là điều quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đốm mắt cua trên cây chè.
  • Bà con nên hạn chế vào việc phun xịt quá nhiều thuốc trừ sâu, và cần phải có chế độ phun xịt hợp lý để bảo vệ sự sống còn và phát triển sâu bệnh của cây chè.

Cách điều trị bệnh đốm mắt cua trên cây chè

Vườn chè sau khi sử dụng chế phẩm EMINA-P

Bài viết tham khảo

Cách điều trị bệnh thối búp chè

Cách phòng bệnh chấm xám, đốm xám ở chè

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *