Cách phòng và điều trị mọt đục cành trên cây chè

MỤC LỤC

Mọt đục cành gây hại và ảnh hưởng rất nghiêm trọng không những đối với cây ăn trái khác mà còn ảnh hưởng đến cây chè, đã và đang làm bà con đau đầu vì những tác hại mà mọt đục cành trên cây chè gây ra. Mọt đục cành trên cây chè là gì? Tác hại của chúng ra sao? Cách phòng trừ như thế nào là hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bà con về loại côn trùng này.

Mọt đục cành là gì?

Mọt đục cành trên cây chè có thân màu đen chiều dài từ 1 đến 1,7mm, chiều rộng từ 0,5 đến 1,2mm, . Con cái có màu đen bóng, con đực có màu nâu nhạt. Do có kích thước nhỏ và màu giống với thân cây nên rất khó phát hiện và tiêu diệt chúng. Khả năng sinh sản của mọt đục cành trung bình 1 con đẻ từ 30 đến 50 trứng. Vòng đời của mọt từ 30 đến 35 ngày, tuy vòng đời ngắn nhưng sức phá hoại rât cao.

Dấu hiệu mọt đục cành trên cây chè

Do mọt gây hại bên trong thân cây nên rất khó phát hiện, bà con nên cẩn trọng vì mọt đục lỗ để chui vào cành chè sinh sống. Mọt trưởng thành đục ngoằn ngoèo trong cành chè và thải mạt cưa ra ngoài. Khi bà con thấy trên cây cây chè xuất hiện những dấu hiệu dưới đây,thì có nghĩa là vườn chè của bà con đang bị mọt đục cành xâm hại, cần có biện pháp diệt trừ ngay.

  • Cành chè bị mọt hại khô héo dần và gãy dễ dàng, cây sau khi bị mọt ăn hại thì dễ gãy, phát triển rất chậm thậm chí là chết.
  • Trên cành chè hay dưới gốc chè xuất hiện những mạt cưa.
  • Cây chè càng ngày trở nên còi cọc, yếu đi và chết dần.

Nếu bà con không biết cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa thì rất có thể gây chết hàng loạt trên nương chè, ảnh hưởng đến kinh tế của bà con.

Tác hại của mọt đục cành trên cây chè

Tác hại của mọt đục cành trên cây chè

Mọt đục cành xâm hại trên cây chè

Nếu các loài côn trùng khác gây hại trên cây chè có thời điểm nhất định thì mọt đục cành trên cây chè lại xuất hiện và gây hại quanh năm, chủ yếu trong mùa khô trên các giống chè cành.

Biện pháp phòng ngừa mọt đục cành trên cây chè

  • Bà con nên thường xuyên thăm vườn chè, để có thể phát hiện sớm vết sâu đục ngay.
  • Nếu phát hiện có dấu hiệu sâu  đục cành hại trên cây chè, bà con nên cắt bỏ cành bị hại và gom đốt chúng để diệt trừ sâu bên trong.
  • Thường xuyên tỉa cành, giúp nương chè thông thoáng.
  • Nuôi các loại thiên dịch như ong, kiến vàng, chuồn chuồn kim để chúng bà con tiêu diệt mọt đục cành.

Cách khắc phục vườn chè sau khi bị mọt đục cành xâm hại

Sau khi phát hiện vườn chè bị xâm hại do mọt đục cành, bà con nên có những biện pháp ngăn chặn và khôi phục vườn chè hợp lý để tránh sự tái phát của chúng. Bà con có thể kham khảo những biện pháp sau đây:

  • Tiêu hủy những cành chè đã bị xâm hại
  • Vệ sinh vườn thông thoáng, sạch và tránh để những cành khô dưới gốc chè vì rất có thể bà con đang tạo ra nơi ẩn trú cho mụt đục cành.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây chè để phục hồi cây, giúp cây tăng trưởng, phát triển và chống chọi với mọt đục cành.

Cách khắc phục vườn chè sau khi bị mọt đục cành xâm hại

Chè ra đọt mới và phát triển hơn sau khi dùng chế phẩm sinh học EMINA-P

Chế phẩm EMINA-P là loại chế phẩm sinh học cho cây trồng,không phải là thuốc hóa học, nên đảm bảo cho việc an toàn về môi trường và sức khỏe người dân.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng bệnh chấm xám, đốm xám ở chè

Cách phòng và trị bệnh đốm mắt cua trên chè

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *