MỤC LỤC
Loài côn trùng chủ yếu xâm hại bộ rễ của cây bưởi làm cây còi cọc, kém phát triển và làm chết cây, là mối đe dọa hàng đầu đối với cây bưởi, loài côn trùng đó không ai khác đó chính là rệp sáp xâm hại bưởi.
Chúng tôi cung cấp bài viết này để biết thêm về thông tin về loài rệp sáp xâm hại bưởi một cách cụ thể và giúp bà con có biện pháp phòng trừ và điều trị thích hợp,.
Dấu hiệu phát hiện rệp sáp hại bưởi
- Rệp sáp hại bưởi sống và hút nhựa trên chồi non
- Lá và trái của bưởi bị héo vàng, chồi lá chậm phát triển
Lá bưởi bị rệp sáp xâm hại
- Ngoài ra, trên bộ rễ của cây bưởi còn được bao bọc bởi một lớp mô xám màu xanh nhạt.
Tác hại của rệp sáp hại bưởi
Ngoài việc làm cho lá bị vàng, cây còi cọc, kém phát triển thì rệp sáp xâm hại bưởi mà còn có các tác hại mà bà con không ngờ tới như:
- Lá bị nhiễm nặng thì sẽ vàng và rụng đi
- Cành do không hút được chất dinh dưỡng nên trở nên khô và chết đi.
- Trái bưởi bị biến màu, kém phát triển và dễ bị gãy rụng
- Vỏ bưởi bị đen, làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả
- Khi bị rệp sáp xâm hại thì chúng để lại các dấu vết trên cây, là cơ hội để cho các loại côn trùng và sâu bệnh phát sinh.
Rệp sáp trên cây ăn quả có múi nói chung là một loài có khả năng sinh trưởng rất nhanh, có khả năng lây lan thành dịch gây hại đến năng suất của bà con trồng bưởi nếu không có biện pháp điều trị thích hợp.
Cách phòng trừ rệp sáp hại bưởi
Tác hại của rệp sáp hại bưởi là vô cùng lớn. Do đó, đòi hỏi bà con cần phải có biện pháp phòng ngừa rệp sáp hại bưởi một cách hợp lý nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây bưởi, một số biện pháp hiệu quả như:
- Thường xuyên thăm vườn và cắt bỏ những lá bưởi bị già, vàng đi để tránh sự xuất hiện và lây lan của bệnh.
- Trồng cây bưởi với mật độ hợp lý, tạo sự thóang mát và khô ráo cho cây.
- Nuôi các loại thiên địch có ích cho cây trồng như ong, kiến vàng để chúng giúp bà con tiêu diệt được cả loài con và trứng của nấm xâm hại.
- Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT theo tỷ lệ : 0.25 lít chế phẩm trừ sâu + 18 lít nước, phun định kỳ 5-7 ngày.
Tham khảo thêm: Cách phòng và trị sâu đục thân trên cây bưởi
Biện pháp khắc phục vườn bưởi khi bị rệp sáp xâm hại.
Khi vườn bưởi của bà con có các dấu hiệu của rệp sáp xâm hại, bà con nên thực hiện các biện pháp này ngay để tiêu diệt chúng:
- Cắt bỏ và tiêu hủy những lá và cành bưởi bị rệp sáp xâm hại, để tránh sự đẻ trứng và sự lây lan của rệp sáp xâm hại bưởi.
- Làm cỏ xung quanh vườn, nhất là xung quanh gốc cây để kịp thời phát hiện rệp sáp hại bưởi, tránh tình trạng chúng phát triển thành dịch.
Vườn bưởi sau khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P
- Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT kết hợp chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA-P cho cây bưởi hòa vào nước theo tỷ lệ 1:1:50, phun định kỳ 5-7 ngày/lần cho cây bưởi để giúp cây diệt trừ rệp sáp hại bưởi đồng thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển, có khả năng tự phục hồi lại sức sống khi bị rệp sáp xâm hại. Đặc biệt chế phẩm sinh học EMINA- P còn giúp cho cây bưởi cho năng suất cao, chất lượng quả bưởi tốt ( to, bóng, đẹp,…) và giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.
Có thể bạn quan tâm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/