Cách phòng trị rệp sáp hại cây hồ tiêu

MỤC LỤC

Nếu mùa mưa là điều kiện thích hợp cho các loại nấm gây ra các loại bệnh nguy hiểm cho cây hồ tiêu thì vào mùa nắng lại là điều kiện thuận lợi để các loại sâu bệnh ăn hại trên cây hồ tiêu, đặc biệt là rệp sáp.

Rệp sáp xâm hại không chỉ ở cây hồ tiêu mà còn ở các loại cây trồng như: cà phê, ca cao, dừa, khóm,…  ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với năng suất cây trồng và thu nhập của bà con.

Để hiểu rõ hơn về rệp sáp, chúng tôi chia sẻ với bà con các kiến thức cần thiết về cách phòng trị rệp sáp hại cây hồ tiêu qua bài viết này.

Rệp sáp là gì?

Rệp sáp còn được gọi là rệp phấn trắng, có hình bầu dục, toàn thân có phủ lớp xám trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài.

Trung bình rệp sáp 1 ngày có thể đẻ từ 200 đến 250 trứng, cho ta thấy được tốc độ tăng trưởng và xâm hại cây là rất nhanh và nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện rệp sáp xâm hại cây hồ tiêu, bà con cần có biện pháp điều trị ngay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rệp sáp trên cây hồ tiêu

  • Cây phát triển kém, khô héo dần và rụng từ lá đến hoa và quả.
  • Lá bị vàng và rụng nhiều
  • Khi rệp sáp ký sinh ở rễ ở mật độ cao mới biểu hiện rõ trên cây hồ tiêu,và lúc này cây phát triển chậm thấy rõ và toàn bộ cây chuyển sang màu vàng.

Bà con có thể phát hiện rệp sáp xâm hại cây hồ tiêu thông qua đường đi của kiến đen vì kiến tha rệp chui xuống đất và tiếp tục hút nhựa cây.

Tác hại của rệp sáp đối với cây hồ tiêu

Rệp sáp gốc tiêu

Gốc hồ tiêu bị rệp sáp xâm hại

Rệp sáp phát triển mạnh nhờ vào khả năng sinh sản cao, chúng thường tập trung ở phần rễ chính, khi mật độ tưng cao thì chúng sẽ lây lan qua phần rễ bên, rễ tơ và toàn bộ rễ của cây, làm cây còi cộc,kém phát triển, dẫn đến chết cây do không hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng từ trong đất.

Biện pháp phòng trị rệp sáp trên cây hồ tiêu

Để phòng ngừa rệp sáp xâm hại hồ tiêu, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Bà con cần thăm vườn thường xuyên, kiểm tra các tán lá, nhất là phần gốc của cây hồ tiêu để tránh sự xuất  hiện của rệp sáp
  • Giữ mật độ cây hợp lý, tạo sự thông thoáng cho vườn cây, tráng tạo nơi trú ẩn cho cây rệp sáp
  • Trước khi gieo trồng cây hồ tiêu, bà con nên chọn những giống cây tốt, khỏe mạnh và có khả năng khá ng bệnh cao.
  • Nuôi các loại thiên địch như kiến vàng, ong để chúng giúp bà con tiêu diệt trứng và con rệp sáp
  • Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun định kỳ cho cây trồng tháng/lần nhằm ngăn chăm rệp sáp cũng như các loài côn trùng tấn công.

Biện pháp phòng ngừa rệp sáp xâm hại trên cây hồ tiêu

Trái hồ tiêu bị rệp sáp xâm hại

Cách khắc phục hồ tiêu khi bị rệp sáp xâm hại

Khi bị rệp sáp xâm hại, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Nhổ bỏ những cây bị rệp sáp xâm hại và tiêu hủy chúng
  • Vệ sinh vườn để ngăn chặn nơi ẩn náo của rệp sáp.
  • Sử dụng thuốc trị rệp sáp hại tiêu bằng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun cho cây hồ tiêu 7-10 ngày/lần nhằm tiêu diệt rệp sáp hại hồ tiêu hiệu quả.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây hồ tiêu, để giúp cây sinh trưởng và phát triển, có khả năng chống chọi với rệp sáp hại tiêu, tăng sức đề kháng cho cây, tăng năng suất cây trồng, giúp cho bà con có được một vụ mùa bội thu.
Chế phẩm trừ sâu BT-EMI
Chế phẩm trừ sâu BT-EMI
Chế phẩm sinh học trừ bệnh EMINA-P
Chế phẩm sinh học trừ bệnh EMINA-P

Bộ đôi chế phẩm sinh học EMI giúp trị rệp sáp trên cây hồ tiêu

Ngoài rệp sáp hại cây hồ tiêu, bà con có thể thường gặp một số bệnh hại như thán thư, chết nhanh chết chậm. Tham khảo thêm cách phòng trừ bệnh tại link sau:

Cách phòng và trị bệnh thán thư ở cây tiêu

Cách phòng trừ bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu

—————————————————————————————————-

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trừ rệp sáp hại bưởi

Cách tiêu diệt rệp sáp hại rễ ở cây cam

Cách phòng trừ rệp sáp hại cà phê cực kỳ hiệu quả

Đi tìm giải pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/

Chế phẩm EMINA-P được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6188:2002 theo chứng chỉ số: 170990.PRO.VN17

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *