Cách điều trị bệnh xuất huyết ở lươn

MỤC LỤC

Lươn là một trong những loại thủy sản có giá trị kinh tế khá cao, ngày nay được nuôi khá rộng rãi và phổ biến. Vì vậy việc nuôi lươn ngày càng được đầu tư sản xuất, tuy nhiên đây cũng là loài khó nuôi vì các dịch bệnh mà lươn hay mắc phải.

Một trong những bệnh chúng tôi đề cập tới chính là bệnh xuất huyết ở lươn

Triệu chứng bệnh xuất huyết ở lươn

Những con lươn bị nhiễm bệnh:

  • Đầu sưng đỏ, các phần miệng, phần mang đều liên tục chảy ra huyết dịch.
  • Lá gan của lươn bị tổn thương rất nghiêm trọng, phần xoang bụng tiết ra dịch thể có kèm máu.
  • Đường ruột của lươn phát viêm xung huyết, không tìm thấy thức ăn, bên trong có dịch chất màu vàng.

Bệnh xuất huyết ở lươn

Bệnh xuất huyết ở lươn

  • Bề mặt ngoài không bị loét, nhưng toàn thân thể mất đi tính đàn hồi, trở thành hình dạng cứng đờ.
  • Những con lươn bị bệnh có hiện tượng tụ máu, bị tấy đỏ trên toàn vùng thân, đặc biệt là ở phần vùng bụng.
  • Miệng của lươn bị sưng và đỏ tím, đôi khi thấy có máu chảy ra ở miệng lươn.
  • Những con lươn bị bệnh ăn yếu hoặc sẽ bỏ ăn, phản ứng khá chậm, phần thân và phần bụng xuất hiện ban đỏ nhỏ to không đều.
  • Những con lươn bị bệnh bơi lên trên khỏi mặt nước, bơi một cách không bình thường, chao đảo điên cuồng và ngóc lên mặt nước quẫy mạnh, sau một thời gian là chết.

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết lươn

Bệnh xuất huyết ở lươn do khuẩn Aeronaonas ưa thích nước gây nên.

Phân bố và lan truyền dịch bệnh xuất huyết lươn

Bệnh xuất huyết ở lươn

Bệnh xuất huyết ở lươn

  • Mùa dich bệnh lây lan nhanh là vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10.
  • Từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa cao điểm của dịch  bệnh.

Phương pháp phòng ngừa bệnh xuất huyết lươn

  • Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển, và thả nuôi cần phải tránh làm lươn bị tổn thương.
  • Khi thả nuôi những con lươn giống cần dùng nước muối nồng độ 3% để tiêu độc cho nguồn nước ao nuôi trong khoảng từ 3 – 5 phút.
  • Trong quá trình chăn nuôi lươn cần phải dùng Chlorine Dioxide với liều lượng 0,3mg/lít hoặc dùng Dibromoheroin rồi xả xuống toàn ao nuôi.
  • Loại bỏ tất cả những con lươn bị nhiễm bệnh nặng hoặc những con lươn đã chết.
  • Tăng cường thay nước sạch thường xuyên cho khu chăn nuôi lươn.

Phương pháp điều trị bệnh xuất huyết lươn

  • Thay nước sạch vào ao nuôi, sau đó sử dụng Sandin 267 để xử lý nước trong ao nuôi hoặc có thể sử dụng Trichlo Isouriccyanic Acid với liều lượng 0,4 – 0,5 mg/lít để xả toàn ao.
  • Dùng thuốc Oscill Alga Strong với liều lượng 20ml/m3 để sát trùng cho lươn trong vòng 5 phút và dùng Chlorine dioxide với liều lượng 20 – 40mg/lít để ngâm cho những con lươn bị bệnh trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Sử dụng dung dịch Benfobromoamonium để tiêu độc và dùng Compound Sulfamethatine trộn trực tiếp vào thức ăn: lượng 1 lần cho ăn, mỗi kg thể trọng lươn dùng 1,5g (nếu tính theo 5% lượng thức ăn thì mỗi kg thức ăn sử dụng loại thuốc này 30g), cho ăn một ngày 2 lần, sử dụng liên tục trong 6 ngày.
  • Cũng có thể trộn kháng sinh Trimdox New trực tiếp vào thức ăn với liều lượng 5g/kg thức ăn, cho lươn ăn liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.

Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Chế phẩm sinh học EMINA có tác dụng giúp ức chế sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho thủy sản, và giúp phân hủy nhanh các chất dư thừa có trong nước cũng như điều chỉnh nồng độ có trong nguồn nước ao nước, đem đến cho nước trong ao nuôi chất lượng tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cách điều trị bệnh da đỏ ở lươn

Cách chữa bệnh đóng dấu ở lươn

Cách điều trị bệnh nát đuôi ở lươn

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm:

https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/