MỤC LỤC
Vi sinh vật (Micro organisms) là những sinh vật nhỏ bé, chỉ có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học hay kính hiển vi điện tử (vi nấm, vi khuẩn … có thể tồn tại dạng đơn bào). Bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật.
Đặc điểm của vi sinh vật
- Kích thước rất nhỏ bé, thường được đo bằng micromet;
- Hấp thu nhiều và chuyển hóa nhanh;
- Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh so với các sinh vật khác;
- Năng lực thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị;
- Chủng loại nhiều: Số lượng và chủng loại thay đổi theo thời gian. Có khoảng trên 100.000 loài vi sinh vật, bao gồm 69.000 loài nấm, 30.000 loài động vật nguyên sinh, 1.200 loài vi tảo, 2.500 loài vi khuẩn lam, 1.500 loài vi khuẩn, 1.200 loài virus và Rickettsia. Đặc biệt, do tính chất dễ phát sinh đột biến nên số lượng loài này được tìm thấy ngày càng tăng. Ví dụ như nấm: Trung bình mỗi năm bổ sung thêm khoảng 1.500 loài mới;
- Phân bố rộng: Phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở những điều kiện khắc nghiệt nhất như miệng núi lửa, Nam cực, đáy đại dương,…
Có thể phân loại các nhóm vi sinh vật dựa trên lợi ích của chúng như sau:
- VSV có lợi: Vi sinh vật có lợi có trong thực phẩm, đường ruột hoặc vi sinh vật có lợi cho cây trồng;
- VSV có hại: Các loại vi sinh vật gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng,…
Chúng có mặt tràn ngập quanh ta, ở tất cả mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất như ở đáy đại dương, nóng đến 130 độ C, lạnh đến -5 độ C, trong dung dịch bão hòa muối, ở môi trường có pH 1-11, áp suất cao tới 1103 at.
Vậy vi sinh vật có ở đâu?
Chúng phân bố khắp nơi trong tự nhiên. Người ta thấy chúng ở trong đất, trong nước, trong không khí, trên cây cỏ, trong thức ăn, trên nhiều dụng cụ khác nhau và trên cơ thể người và động vật. Mối quan hệ giữa vi sinh vật và môi trường ngoại cảnh là rất chặt chẽ gọi là sinh thái học. Đó là mối quan hệ thích ứng, có nghĩa là chúng có khả năng thích ứng để tồn tại trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh vật y học là nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương pháp phòng ngừa chúng, đồng thời nghiên cứu sự phân bố của vi sinh vật trên cơ thể người để có biện pháp phòng bệnh thích hợp.
Trong 1 gram đất lấy ở tầng đất mặt thường có 1 tỷ đến 22 tỷ vi khuẩn; 0.5 đến 14 triệu xạ khuẩn, 3-50 triệu vi nấm; 10-20 nghìn vi tảo.
Trong 1 mét khối không khí phía trên chuồng gia súc thường có 1-2 triệu vi sinh vật, trên đường phố có khoảng 5000 nhưng trên mặt biển chỉ có khoảng 1-2 vi sinh vật mà thôi.
——————————————————————————————————————————-
Có thể bạn quan tâm:
Giới thiệu về vi sinh vât (phần 2) – Một số ứng dụng vi sinh vật trong đời sống
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm:
EMI làm gì ?
“Công ty CP EMI Nhật Bản được thành lập với mục tiêu sử dụng các chế phẩm công nghệ vi sinh, ứng dụng vi sinh vật nhằm thay thế các hóa chất trong nông nghiệp. Trong tương lai, chúng tôi hướng đến việc phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, qua đó giúp người nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người”
#emi #emina #eminhatban #lamnongkhonghoachat
#visinhEMINA #sachhoanongnghiep