MỤC LỤC
Bệnh chấm xám, đốm xám ở chè thường xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và năng suất của lá, dấu hiệu của bệnh rất khó nhận biết, nếu không phát hiện sớm và biết cách điều trị phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của bà con trồng chè. Bài viết sau đây chúng tôi xin cung cấp cho bà con về dấu hiệu, tác hại và cách phòng chống bệnh chấm xám, đốm xám ở chè như thế nào là phù hợp.
Dấu hiệu của bệnh chấm xám, đốm xám ở chè
Không giống như các bệnh khác, bệnh chấm xám đốm xám ở chè thường xuất hiện quanh năm, và nhiều nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, trong điều kiện thời tiết ẩm, nên bà con cần phải có sự chăm sóc cây chè kỹ lưỡng cũng như thăm cây thường xuyên để tránh sự lây lan của bệnh.
Dấu hiệu để dễ dàng nhận biết bệnh chấm xám, đốm xám ở chè sớm nhất là trên lá xuất hiện các chấm đỏ màu xám nâu, vết bệnh thông thường có hình tròn, hình cầu, hình bán nguyệt. Trên bề mặt vết bệnh có màu xám tro,và xung quanh vết bệnh có màu chấm đen, gân đen. Và khi vết bệnh chiếm một phần hai lá của lá chè thì lá chè đó sẽ bị rụng.
Tác hại của bệnh đốm xám, chấm xám ở chè
Bệnh chấm xám, đốm xám ở chè do nấm Pestalozzia theae Sawada gây ra, là một loại nấm không chỉ gây hại đến cây chè, mà còn đến nhiều loại cây trồng khác , bệnh sẽ gây hại đến toàn bộ vườn chè và tác động rất mạnh đến năng suất chè của bà con.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chấm xám, đốm xám ở chè.
- Khi phát hiện lá chè có dấu hiệu bệnh chấm xám,đốm xám, bà con nên loại bỏ các lá chè bị bệnh đó ngay để tránh tình trạng lây lan của bệnh.
- Bà con cần phải thăm vườn thường xuyên, vệ sinh vườn, cũng như diệt cỏ dại đảm bảo cho khu vườn luôn sạch sẽ.
- Mật độ khoảng cách cây hợp lý, đốn tỉa cành thường xuyên để đảm bảo vườn chè luôn khô thoáng.
- Bón phân một cách hợp lý, và bà con nên chú ý thời gian quy định đối với các loại phân thuốc để tránh tình trạng tác dụng ngược.
- Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm sinh học EMINA-P
Cách khắc phục bệnh chấm xám, đốm xám ở chè.
- Đầu tiên bà con cần xác định cây chè có bị bệnh chấm xám, đốm xám hay không, bằng cách điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc.Tại mỗi điểm chéo góc, bà con ngắt từ 10 đến 20 lá bánh tẻ, và sau đó bà con tính tỷ lệ lá bị bệnh theo phần trăm.
- Sử dụng các biện pháp chăm sóc nhà vườn thông thường như: vệ sinh vườn chè, tỉa cành hợp lý, ép xanh ( sau khi đốn chè, bà con cần cày vùi lá và cành chè vào trong đất) nhằm tạo phân hữu cơ tự nhiên cho đất, đảm bảo cây chè phát triển tự nhiên.
- Nếu bà con đã thực hiện các biện pháp canh nương chè như trên, nhưng bệnh vẫn phát triển càng ngày càng nặng hơn, thì bà con nên sử dụng thuốc trừ nấm EMINA để phun trừ, tránh sự lây lan của bệnh đốm xám, chấm xám ở chè, và đảm bảo được năng suất và chất lượng của chè.
- Phun chế phẩm sinh học EMINA-P nồng độ 2% giúp ngăn chặn bệnh phồng lá chè.
Bài viết tham khảo:
Cách điều trị bệnh thối búp ở chè
Cách phòng và trị bệnh đốm mắt cua trên chè
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn