Tỏi

MỤC LỤC

Tên gọi

  • Danh pháp hai phần:  Allium sativum
  • Thuộc họ Hành, tỏi có họ hàng với hành tây, hành tam hành tím, tỏi tây…

củ tỏi

Củ tỏi và tép tỏi

Đặc điểm của cây tỏi

  • Thân, lá tỏi: Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.
  • Củ, tép tỏi: Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Củ tỏi nằm phía dưới mặt đất.

lá tỏi

Lá tỏi

  • Hoa tỏi: Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Cán hoa mọc trực tiếp từ củ tỏi, bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa ra vào tháng 5-7, quả tháng 9-10.
  • Củ tỏi màu trắng nhạt, các múi có mùi hăng, vị cay, tính nóng.

hoa tỏi

Hoa và lá tỏi

  • Tỏi là một loại cây dễ trồng, và có khả năng chịu lạnh tốt, cây có thể tạo củ ở nhiệt độ 20-22oC và vẫn có thể phát triển tốt nếu nhiệt độ 18-20oC.
  • Tỏi là loại cây trồng ưa ánh sáng dài ngày, tỏi sẽ ra củ rất nhanh nếu có đủ nắng trong 12 giờ/ngày.
  • Tỏi là loại cây ưa nước, nhưng nếu tưới quá nhiều nước sẽ khiến củ bị úng, thậm chí thối củ, nhưng nếu thiếu nước thì củ sẽ đanh lại và nhỏ hơn

Những công dụng trị bệnh của tỏi không phải ai cũng biết

  • Giảm nguy cơ sinh non: Nếu bà bầu bị nhiễm vi khuẩn trong giai đoạn đang mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi bị sinh non. Tuy nhiên, nếu bà bầu bổ sung thêm tỏi và thực đơn hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non vì các hợp chất kháng sinh trong tỏi rất tốt.
  • Phòng chống ung thư: Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Những người bị bệnh dạ dày hoặc đại tràng nên ăn tỏi hàng ngày để giảm nguy cơ bệnh nặng hơn.
  • Trị cảm cúm: Tính chất kháng khuẩn của tỏi giúp giảm ho và điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm cúm, giúp phục hồi nhanh chóng hơn mà không cần dùng thuốc kháng sinh; Ăn tỏi thường xuyên giúp bổ sung allicin, giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm lên đến 63%

tỏi trắng

Tép tỏi

  • Trị mụn trứng cá: Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn, giúp điều trị mụn tại chỗ rất hiệu quả
  • Giúp xương chắc khỏe: Phụ nữ sẽ không bị bệnh loãng xương khi về già nếu ăn tỏi thường xuyên vì tỏi giúp làm tăng  lượng nội tiết tố estrogen; Các chất dinh dưỡng trong tỏi như vitamin B6, vitamin C, kẽm…giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Giảm huyết áp: Hàm lượng polysulfides, các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp. Đặc biệt người già và người huyết áp cao nên ăn tỏi hàng ngày để duy trì huyết áp ổn định.

Kỹ thuật trồng tỏi năng suất vượt trội

Thời vụ trồng tỏi

  • Ở miền Bắc thường trồng tỏi vào khoảng cuối tháng 9- đầu tháng 10, thu hoạch vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2
  • Ở miền Trung trồng vào tháng 9- 10, thu hoạch củ vào tháng 1-2

Cách chọn giống tỏi

  • Chọn giống tỏi sạch bệnh, có khả năng chống bệnh cao như tỏi trắng hoặc tỏi tía
  • Tỏi trắng có đặc điểm lá xanh đậm, to bản, củ to. Đường kính củ đạt tới 4-4,5cm. Khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng.
  • Tỏi tía, lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt. Củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10-11 nhánh. Đường kính củ 3,5-4cm.
  • Khi chọn giống tỏi cần chọn những nhánh từ củ chắc, khối lượng củ 12-15g

cây tỏi

Tỏi bắt đầu ra lá

Làm đất

  • Khi gặt lúa xong cần làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa, làm luống rộng 1,2-1,5m, rãnh 0,3m
  • Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân, mỗi luống trồng 5-6 hàng, khoảng cách hàng 20cm
  • Đối với ruộng có diện tích khoảng 1.000m2 cần trồng 1 tấn giống tỏi, khoảng cách mỗi nhánh 8-10cm, ấn sâu xuống đất 2/3 nhánh tỏi sau đó phủ đất lên trên. Tiếp theo, bà con cần băm nhỏ rơm rạ phủ một lớp dày khoảng 5cm để giữ ẩm sau khi trồng và cách này cũng giúp hạn chế cỏ mọc rất tốt

Cách bón phân cho cây tỏi

Tính cho 1ha đất trồng tỏi.

  • Bón lót, rải đều theo hàng và trộn kỹ: Phân chuồng 15.000 -20.000kg (nếu đất chua bón thêm 500kg vôi bột). NPK-S 5.10.3-8: bón 660-720kg.

Sau đó bón thúc, gồm 3 lần bón, cụ thể:

  • Bón thúc 1 sau trồng 14-21 ngày: NPK-S 12.5.10-14: bón 190-220kg.
  • Bón thúc 2 sau đợt 1 khoảng 20-25 ngày: NPK-S 12.5.10-14: Bón 190-220kg.
  • Bón thúc 3 sau đợt 2 khoảng 15-20 ngày: NPK-S 12.5.10-14: Bón 190-220kg.

ruộng tỏi

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây tỏi

  • Thường xuyên thăm nom ruộng và tỉa bỏ những lá hoặc củ bị hỏng, thối
  • Bổ sung thêm chế phẩm sinh học giúp kích thích cây phát triển tốt hơn, nâng cao năng suất cây trồng
  • Khi cây bắt đầu mọc thì nên tưới nước thường xuyên, nhưng khi cây có 3-4 lá thật thì tưới ít nước hơn
  • Cả quá trình sinh trưởng của cây chỉ cần tưới 4-5 lần, lưu ý trước mỗi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân

thu hoạch tỏi

Tỏi vào mùa thu hoạch

Thu hoạch và bảo quản tỏi

  • Bà con có thể thu hoạch tỏi khi thấy cây vừa tàn lá gốc, chóp các lá phía trên cũng bắt đầu khô
  • Thông thường sau khi trồng khoảng 125-130 ngày là có thể thu hoạc tỏi.
  • Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm và treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản
  • Nếu muốn chọn giống thì củ giống phải có thời gian sinh trưởng ít nhất 140 ngày, đường kính 3,5-4cm, không bị bệnh và có 10-12 nhánh.

thu hoạch tỏi

Tỏi vào mùa thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *