MỤC LỤC
Giới thiệu về cây dưa leo
Cây dưa leo (hay còn gọi là cây dưa chuột)- tên khoa học là Cucumis sativus thuộc họ Bầu bí. Đây là loại cây trồng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, đây là loại cây trồng có giá trị thương mại cao.
Dưa leo thích hợp canh tác ở vùng khí hậu nhiệt đới và có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, dưa leo lại là loại cây ưa ấm nên thường sinh trưởng và cho ra năng suất cao vào mùa mưa hơn mùa khô.
Dưa leo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30 độ C và nhiệt độ ban đêm khoảng 24-26 độ C. Cây được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho quả lớn và chất lượng.
Tuy nhiên, cây dưa leo cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng. Ngập úng cũng dễ tạo điều kiện cho các nấm bệnh trong đất sinh sôi và phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
Một số loại sâu bệnh hại trên dưa leo
Với đặc tính vô cùng dễ trồng, và mang lại năng suất cao, tuy nhiên, trong quá trình canh tác, cũng như nhiều loại cây trồng khác, dưa leo dễ bị mắc các bệnh hại nguy hiểm như:
- Bệnh sương mai, phấn trắng
- Bệnh thối rễ, lở cổ rễ
- Bệnh héo xanh, vàng lá
- Bệnh chết non, thối trái non
Hoặc cũng dễ bị tấn công bởi một số loài sâu hại như:
- Bọ trĩ
- Bọ phấn trắng
- Sâu ăn lá
- Sâu vẽ bùa
- Nhện đỏ
Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà cây dễ mắc từng loại sâu bệnh khác nhau. Tuy nhiên bà con nên chuẩn bị tốt từ giai đoạn làm đất để hạn chế tối đa nguồn bệnh cũng như trang bị những kiến thức về sâu bệnh cần thiết để phòng trừ dễ dàng hơn.
Tác hại của những loài sâu bệnh hại lên chất lượng dưa leo
Mỗi loài sâu bệnh hại có 1 cách tác động riêng lên cây trồng và gây ảnh hưởng đến từng bộ phận khác nhau của cây.
Một số ví dụ:
Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Bệnh tấn công suốt các giai đoạn phát triển của cây và khiến cây bị úng và teo tóp lại. Cây trưởng thành có rễ thối màu nâu đỏ, từ đó cây không tổng hợp được dinh dưỡng và chết.
Hay sự kết hợp gây hại của bọ dưa và bọ trĩ chích hút nhựa cây làm cho lá cây bị xoăn lại, từ đó chức năng quang hơp kém, cây chùn lại, ngưng phát triển, quả thì dị dạng và đắng, không bán được hoặc nặng hơn cây có thể chết dần vì thiếu dinh dưỡng.
Quản lý sâu bệnh hại trên dưa leo bằng phương pháp vi sinh của EMI Nhật Bản
Bài viết này không chỉ cung cấp cho bà con cách nhận biết các tác nhân sâu bệnh gây hại, triệu chứng và biện pháp thủ công, mà còn mang đến cho bà con phương pháp quản lý sâu bệnh hại trên dưa leo bằng vi sinh của EMI Nhật Bản để cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn không hoá chất, an toàn cho sức khoẻ người trồng cũng như người sử dụng.
Bản chất của vi sinh EMI là tác động ngay từ giai đoạn làm đất, với tác dụng giúp định hướng các vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi, cải thiện chất lượng đất và bảo vệ cây trồng.
Vi sinh EMI gồm những vi khuẩn vô cùng thân thuộc với đời sống như vi khuẩn Lactic có trong sữa chua, Bacillus subtilis có trong men tiêu hoá,… nên đảm bảo vô cùng an toàn với người sử dụng.
Quản lý sâu bệnh hại trên dưa leo bằng phương pháp vi sinh của EMI Nhật Bản không những mang tới sức khoẻ cho bà con mà còn giúp tiết kiệm chi phí canh tác hơn sử dụng thuốc BVTV hoá học.
Vườn dưa leo tại Thái Bình canh tác theo quy trình vi sinh của EMI Nhật Bản
Chi tiết về quá trình quản lý sâu bệnh hại trên dưa leo bằng phương pháp vi sinh của EMI Nhật Bản, bà con tham khảo bài viết: QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY DƯA LEO
Tham khảo thêm các bệnh hại cây dưa leo:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/