Phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ở bò

MỤC LỤC

Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra. Bệnh gặp ở khắp nơi trên đất nước ta. Bệnh tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa đó là từ tháng 6 đến tháng 9.

Vi khuẩn tụ huyết trùng có sẵn trong đất và rất dễ phát tán vào mùa mưa, bò mắc bệnh chủ yếu là do ăn uống thức ăn nhiễm khuẩn. Bệnh lây lan trực tiếp từ con bệnh sang con lành hoặc gián tiếp qua các loại côn trùng.

Triệu chứng và bệnh tích bệnh tụ huyết trùng ở bò

Sau khi vi khuẩn vào đường tiêu hoá, qua niêm mạc xâm nhập hệ thống lâm ba và hệ thống đượng máu làm cho các hạch lâm ba bị sưng to, dẫn đên xuất huyết, có thể thấy rõ ở các hạch lâm ba sau hầu và vai, hoặc hạch lâm ba ruột của bò.

Bệnh tụ huyết trùng ở bò thịt

Bệnh tụ huyết trùng ở bò thịt

Bệnh tụ huyết trùng có thể tiến triển theo thể ác tính, cấp tính và mãn tính.

  • Thể quá cấp tính: bò đột nhiên sốt cao (41-42 độ C), bỗng nhiên trở nên hung dữ. Bệnh thể ác tính phát rất nhanh và bò bệnh có thể chết sau 24 giờ. Thể ác tính thường ít gặp.
  • Thể cấp tính: rất phổ biến ở bò, tiến triển trong 3-5 ngày với tỷ lệ chết rất cao lên đến 90-100%. Thời kỳ nung bệnh 1-3 ngày, sau đó bò có các biểu hiện như sau: ăn không nhai lại, biểu hiện mệt lả, có sốt cao đột ngột 40-42 độ C, bò hô hấp khó và phải thở mạnh.
  • Thể mãn tính: Một số con bị chứng bệnh thể đường ruột như là: thấy bụng chướng to, đi phân thì lúc đầu đi táo rồi ỉa chảy dữ dội, trong phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Bò nằm liệt, đái ra máu, khó hô hấp, niêm mạc có nhiều chấm xuất huyết đỏ xẫm, rồi sau đó bò chết.
  • Thể mãn tính, con bệnh thể cấp tính mà không chết thì bị mãn tính. Triệu chứng: viêm ruột mãn, viêm phổi, phế quản mãn, viêm khớp. Sau vài tuần con bệnh khỏe lại nhưng chết do kiệt sức và gầy rạc.

Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở bò

Bệnh tụ huyết trùng ở bò thịt

Bệnh tụ huyết trùng ở bò thịt

Hiện nay có hai phương pháp để chẩn đoán bệnh đó là:

  • Chẩn đoán lâm sàng đó là có thể dựa vào các triệu chứng đặc trưng của bệnh tụ huyết trùng như: sốt cao, có các biểu hiện thần kinh, bò bị bị tụ huyết và xuất huyết mạnh ở các niêm mạc và vùng dưới da.
  • Chẩn đoán xác định vi khuẩn tụ huyết trùng bằng cách kiểm tra các mẫu tiêu bản như máu và tổ chức khác trên kính hiển vi hoặc là nuôi cấy vi khuẩn tụ huyết trùng trong các môi trường nhân tạo.

Phòng trị bệnh tụ huyết trùng ở bò

  • Biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng hiệu quả nhất đó là phải tiêm phòng bệnh cho đàn bò bằng các loại vắc xin với liều lượng và cách sử dụng cũng như hiệu quả phòng bệnh tuỳ thuộc vào từng loại vắc xin
  • Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho toàn đàn bò hai lần mỗi năm (cách nhau 6 tháng)
  • Thường xuyên tổ chức vệ sinh chuồng trại và bãi chăn bằng các phương pháp tiêu độc, tẩy uế chuồng trại bằng dung dịch nước vôi 10% hoặc bằng các thuốc sát trùng khác.
  • Khơi cống rãnh quanh chuồng, bãi chăn cho thông thoáng. Khi phát hiện có dịch xảy ra cần phải phát hiện kịp thời ngay lập tức những con ốm để cách ly và điều trị riêng.
  • Đồng thời công bố dịch cho khu vực và nghiêm cấm tuyệt đối không cho vận chuyển hay giết mổ bò, còn những con bò chết phải chôn sâu, ít nhất là 2 m rồi đổ vôi bột vào hố chôn để diệt vi khuẩn.
  • Kèm theo đó là phải tẩy uế chuồng trại, bãi chăn ngay.

Phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng ở bò

  • Phương pháp điều trị bệnh hiện nay là dùng huyết thanh miễn dịch đối với bệnh tụ huyết trùng cho bò thịt với liều lượng 20-40ml dành cho bê, nghé và liều lượng 60-100ml dành cho bò trưởng thành.
  • Cũng có thể ứng dụng một số loại kháng sinh như Streptomycin với liều mỗi ngày 15-20mg/kg thể trọng bò thịt, tiêm chủng chia làm 3-4 lần cách nhau 3-4 giờ và tiêm liên tục 3-4 ngày, Tetracyclin: mỗi ngày tiêm 20mg/kg thể trọng bò thịt.
  • Tiêm liên tục trong 4-5 ngày, Sunfamerazin: liều lượng dùng mỗi ngày là 0,13g/kg thể trọng bò thịt, tiêm tĩnh mạch dung dịch tỉ lệ 6% và tiêm trong 5 ngày liên tục.