Phòng trừ bệnh chết héo cây con

MỤC LỤC

Bệnh chết héo cây con là một trong những bệnh thường gây hại ở các loại rau xanh, cà chua, ớt, các loại bầu bí và thậm chí còn xuất hiện trên các loại cây ăn quả như dưa hấu, vải…

Bệnh chết héo cây con là hiện tượng cây trồng vừa lên non nhưng lại bị thối gốc, héo rũ và khô chết. Nếu người nông dân không phát hiện kịp thời để phòng ngừa và chữa bệnh cho cây sẽ dẫn đến năng suất giảm nghiêm trọng vì đây là thời kỳ đầu phát triển của cây.

Biểu hiện bệnh chết héo cây con
Biểu hiện bệnh chết héo cây con

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết cũng cách phòng trừ bệnh chết héo cây con trong trồng trọt giúp cây trồng phát triển, nâng cao chất lượng và tăng năng suất hơn.

Nguyên nhân gây bệnh chết héo cây con

  • Bệnh chết héo cây con do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Đây là loài nấm sống trong đất có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Sợi nấm và hạch nấm là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.
  • Trong điều kiện độ ẩm cao sẽ khiến nấm sản sinh trong lòng đất, đây cũng là giai đoạn đầu nên cây con rất yếu, dễ nhiễm bệnh khiến cây khó phát triển, thậm chí bị chết.

Biểu hiện bệnh chết héo cây con

  • Ở cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại. Rễ vàng và thối cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi sau đó lá mới héo dần làm cây chết
  • Ở cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân nhất là ở phần gốc thân làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen viền vùng thối không đều và có màu nâu đỏ vết bệnh hơi lõm sâu và thân bị nứt ra. Lá héo khô rồi rụng dần, bệnh có thể tấn công trái làm lở trái.
Bệnh chết héo cây con
Bệnh chết héo cây con

Cách phòng trừ bệnh chết héo cây con

  • Trước khi gieo trồng cây con cần xử lý đất trồng thật kỹ
  • Sau khi thu hoạch nên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, vứt bỏ xác cây cũ và cỏ dại
  • Luân canh: thời hạn luân canh là 2 – 3 năm tùy vào tính nghiêm trọng của bệnh
  • Lên luống và vun gốc cao, tạo độ thông thoáng cho đất trồng, tránh để đất bị ẩm ướt hoặc ngập úng
  • Khi cây con mới mọc thì nên phun chế phẩm sinh học EMI vào thân và gốc cây để phòng bệnh tốt hơn
  • Nhổ bỏ những cây bị bệnh để tránh lây lan sang các cây khác.

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *