Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa

MỤC LỤC

Rầy nâu hại lúa là một trong những loại côn trùng có sức tàn phá nhanh nếu không can thiệp kịp thời. Do đó nhà nông cần chủ động theo dõi tình hình mùa vụ và thời tiết để tránh bị rầy nâu tàn phá nghiêm trọng. Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa như thế nào mời bà con cùng theo dõi qua hướng dẫn sau.

Cách tốt nhất để tiêu diệt rầy nâu là phải hiểu rõ đặc tính của chúng

Triệu chứng gây hại 

Các triệu chứng gây hại lúa thường phụ thuộc vào giống, số lượng rầy và tuổi cây: gây ảnh hưởng đến số lượng nhánh và bông phát triển, chiều cao cây, số lượng hạt không nở và tổn thương do rầy chích hút, đẻ trứng. Tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập làm đen thân cây.

nấm và vi khuẩn xâm nhập làm đen thân cây
Nấm và vi khuẩn xâm nhập làm đen thân cây

Sâu bệnh nặng làm cho cây chuyển sang màu vàng từ ngọn, nâu dần, khô héo và xẹp xuống còn được gọi là bệnh cháy rầy. Thời điểm dễ bị tấn công nhất là lúa từ khi đẻ nhanh đến trỗ bông.

Cả con trưởng thành và nhộng đều gây thiểt hại. Chúng chích hút vào phiến lá và bẹ lá để hút nhựa cây. Ngoài ra, việc đẻ trứng làm tắc nghẽn các kênh dẫn nước và thức ăn bên trong lúa.

Hiện tượng cháy rầy trên lúa
Hiện tượng cháy rầy trên lúa

Cách phát hiện và kiểm tra

Đầu tiên nhìn vào phần gốc của cây, nơi có bóng râm và độ ẩm cao sẽ phát hiện thấy những con nhông và rầy trưởng thành không có cánh, sẽ xuất hiện nấm mốc trên lúa.

Vòng đời rầy nâu hại lúa

Trứng được đẻ ở gẫn giữa của phiến lá, 4-10 quả trong một khối trứng. Chúng có hình trụ, hơi cong, dài 1 mm, lúc đầy màu trắng, khi sắp nở có màu sẫm hơn, có hai đốm (mắt của nhộng).

Trứng nở sau 4-8 ngày. Nhộng có màu trắng kem pha chút nâu nhạt, sau chuyển sang màu nâu sẫm, lột xác 4- 5 lần trước khi trưởng thành. Con nhộng cuối cùng dài gần 3mm, có một đường từ đỉnh đầu đến giữa thân nơi rộng nhất. Con trưởng thành màu nâu đen, thân màu nâu vàng. Có hai dạng cánh dài và cánh ngắn.

Sự xâm nhập bắt đầu bằng việc xuất hiện của dạng có cánh, chúng đẻ trứng và tạo ra dạng không có cánh. Các dạng có cánh phát triển khi số lượng nhiều, con cái khoảng 4 mm và con đực 4,5 mm; dạng không cánh nhỏ hơn. Sau khi lúa thu hoạch, rầy di trú trên cỏ hoặc lây lan sang các vụ lúa mới. Rầy nâu sống đến 20 ngày.

Rầy nâu hại lúa
Rầy nâu hại lúa

Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu là nguyên nhân chính khiến rầy nâu bùng phát. Khi sử dụng thuốc diệt côn trùng, các động vật ăn thịt và ký sinh trùng bị tiêu diệt và quần thể nầy nâu “hồi sinh”, nghĩa là số lượng sau khi phun cao hơn trước, điều này do không có kẻ thù tự nhiên. Chương trình Quản lý Dịch hại Tổng hợp – IPM nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì kiểm soát sinh học đối với các loài thiên địch và cũng bao gồm các giống có khả năng chống chịu. Luôn luôn tránh sử dụng thường xuyên các loại thuốc diệt côn trùng phổ rộng.

Sử dụng thiên địch

Có một số loài săn mồi tự nhiên của rầy nâu như: nhện, bọ rùa, chuồn chuồn, bọ xít hút trứng.

Quá trình chăm sóc:

Chọn giống có khả năng chống chịu với rầy nâu.

Nên luân canh lúa với các loại cây trồng khác.

Xả ruộng trong 3-4 ngày khi bắt đầu thấy rầy nâu xuất hiện

Bón phân chia làm nhiều lần không nên bón phân đạm cùng một lúc.

Trồng hoa, cỏ trên bờ để thu hút kẻ thù tự nhiên

trồng cây thu hút thiên địch trên lúa
Trồng cây thu hút thiên địch trên lúa

Kiểm soát hoá học

Thuốc trừ sâu chỉ nên được sử dụng khi quần thể rầy có khả năng đạt đến mức thiệt hại kinh tế, nếu không thiên địch sẽ bị tiêu diệt và quần thể rầy sẽ quay trở lại đông hơn trước.

Hai hoạt chất được sử dụng phổ biến diệt rầy nâu là Buprofezin và Thiamethoxam.

Khi sử dụng thuốc trừ sâu, hãy luôn mặc quần áo bảo hộ và tuân theo các hướng dẫn trên nhãn sản phẩm, chẳng hạn như liều lượng, thời điểm sử dụng và khoản thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Kiểm soát sinh học

Đây là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn nhất giúp phòng trừ rầy nâu với các tiêu chí vượt trội như sau:

  • Tiêu diệt rầy nâu khi phát hiện kịp thời
  • An toàn với người sử dụng
  • Không gây ô nhiễm môi trường
  • Không gây kháng thuốc

Chế phẩm sinh học BT-EMI được đánh giá có khả năng tiêu diệt được rầy nâu bằng cách phun phòng định kỳ ở nồng độ 1%. Nếu rầy phát sinh mạnh pha BT với nước ở nồng độ 2%, phun hai lần cách nhau 3 ngày.

Chế phẩm sinh học BT cho lúa giúp kiểm soát rầy nâu
Chế phẩm sinh học BT cho lúa giúp kiểm soát rầy nâu

Có rất nhiều cách để tiêu diệt rầy nâu, nhà nông cần tìm hiểu kỹ từng cách để áp dụng trên ruộng lúa sao cho vừa hiệu quả vừa kinh tế.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *