Mô hình trồng cà phê phát triển bền vững nhờ sử dụng chế phẩm sinh học tại Phú Yên

MỤC LỤC

Cây cà phê là nguồn kinh tế chủ lực của hầu hết người dân xã EaBar, huyện sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đến đây bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những vườn cà phê trên xanh bạt ngàn, hút mắt.

Tôi rất may mắn vì đã có cơ hội được biết đến và trò chuyện với chú Trần Ngọc Phú ở xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, chú đã sinh sống và canh tác ở  đây lâu năm. Đồng thời chú cũng là một kỹ thuật viên tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc cây trồng theo hướng nông nghiệp sạch hữu cơ.

Chú chia sẻ rất nhiều điều thú vị về công việc của mình. Đặc biệt là về mô hình cà phê tươi tốt nhờ sử dụng chế phẩm vi sinh mà chú đang sở hữu.

Mô hình trồng cà phê của chú Phú

Mô hình trồng cà phê của chú Phú

Khó khăn của chú Phú khi trồng cà phê

Vườn cà phê của chú Phú có diện tích khoảng 5000m2. Cũng như bao người khác, khi mới bắt đầu trồng cà phê chú gặp rất nhiều khó khăn. Chú tham khảo kiến thức rất nhiều nơi, học hỏi rất nhiều người có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cà phê. Chú thấy rằng hầu hết tất cả mọi người ai cũng chăm bón cây cà phê bằng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Theo tâm lý chung, chú cũng đi theo hướng làm đó. Khi chăm sóc cho cà phê, hàng năm chú sử dụng chủ yếu là phân hóa học, năng suất thất thường năm được mùa năm mất mùa không ổn định.

Đặc tính của cây cà phê dễ mẫn cảm với nấm bệnh và sâu bệnh phá hoại, hằng năm phải sử dụng nhiều loại hóa chất trừ nấm bệnh như AnVin, Cacbenzin, TungVin, vv… Thuốc trừ sâu dùng Bi 58, BiAn, Basa, supesí, thuốc cỏ, các loại hóa chất độc hại.

Vườn cà phê nhà chú Phú bị bệnh nấm hồng trước khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Vườn cà phê nhà chú Phú bị bệnh nấm hồng trước khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Tuy nhiên, những mùa vụ sau bắt đầu xuất hiện những biểu hiện tiêu cực và rõ nét dần. Đất bazan màu mỡ trở nên khô cứng, cằn cỗi. Tốc độ phát triển của cây cà phê chậm lại, thân cây còi cọc, lá cà phê không còn xanh mướt.

Đến mùa cà phê, tỉ lệ đậu hoa suy giảm, quả đậu thưa thớt, không còn từng cành cà phê đỏ lựng nặng trĩu. Sâu bệnh hoành hành, chú vẫn tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh nhưng tình hình cũng không khấm khá hơn. Thậm chí có những loại bệnh còn diễn ra phức tạp hơn trước.

Chú Phú chia sẻ rằng, trồng cà phê nhọc lắm, năm được mùa mất giá, năm được giá mất mùa, có những thời điểm chú cực kỳ mệt mỏi vì mất cả mùa, mất cả giá. Chú đã từng muốn buông xuôi, bỏ cà phê trồng loại cây khác, nhưng cây cà phê đã gắn bó bao lâu nay với gia đình chú, đã mất bao công chăm sóc vun trồng, bỏ đi thật không đành lòng.

Hành trình chú Phú vượt khó phát triển bền vững

Sau một thời gian, lấy lại tinh thần, chú tiếp tục công cuộc cứu vườn cà phê của mình. Bỏ ra bao công sức miệt mài, chú biết đến các loại chế phẩm sinh học trong trồng trọt. Sau khi tìm hiểu, biết rằng trong chế phẩm EMINA có các loại vi sinh vật có lợi, giúp tăng đề sức đề kháng cho cây trồng, ngăn ngừa, đẩy lùi sâu bệnh, cải tạo đất….

Chú quyết định thử nghiệm cho vườn cà phê của mình. Kết quả đã không làm chú thất vọng, chú tiếp tục kể với tôi về vườn cà phê của bằng giọng vô cùng hào hứng, phấn khởi.

Chế phẩm sinh học EMINA chú Phú sử dụng trong quá trình chăm sóc cây cà phê

Chế phẩm sinh học EMINA chú Phú sử dụng trong quá trình chăm sóc cây cà phê

Chú đưa chế phẩm sinh học EMINA vào sử dụng từ tháng 11/2017 đến nay vườn cà phê của chú phát triển xanh tốt không còn bị phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Chú cho biết, sau khi đưa chế phẩm sinh học vào sử dụng vườn cà phê của chú bắt đầu có những chuyển biến tốt.

Bộ rễ của cây phát triển, kích thích quá trình hút chất dinh dưỡng cho cây nên cây phát triển tốt. Tỉ lệ rụng hoa, rụng quả sinh lý giảm đáng kể. Những cành hoa cà phê trắng muốt thơm ngát cho ra những cành cà phê đều quả, bóng mượt.

Cà phê nhờ sử dụng EMINA trĩu cành, đều quả

Cà phê nhờ sử dụng EMINA trĩu cành, đều quả

Các loại bệnh trên cây cà phê mà trước đây chú nhọc công chữa trị đã được đẩy lùi. Trên cây cà phê không còn xuất hiện dấu hiệu bệnh như lá bị đốm vàng, đốm nâu…Những căn bệnh nguy hiểm như bệnh gỉ sắt, bệnh nấm hồng,  khô cành gây hại lớn cho cây, thậm chị gây chết cây đã được chữa trị hiệu quả.

Đặc biệt là bệnh rệp sáp tấn công cây cà phê vào mùa nắng nóng. Trước đây, chú  đã phải dùng một thứ hóa chất cực độc là Suppesip với nhiều lần phun giữa cái thời tiết nắng nóng tháng 3 tháng 5, mùi thuốc hắc nồng làm mệt ngất người.

Đến khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA cho cây cà phê, căn bệnh này đã được đẩy lùi sau 2 lần phun, thêm nữa là chế phẩm sinh học này không có mùi khó chịu như mùi thuốc hóa học trước đây chú sử dụng.

Kể từ khi sử chú sử dụng chế phẩm EMINA đất đai được cải tạo rõ rệt, từ những mảnh đất cằn cỗi do dư lượng thuốc hóa học còn tồn dư, chưa đầy 1 năm cải tạo chuyển dần thành mảnh đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng.

Đất vườn cà phê sau sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Đất vườn cà phê sau sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Bên cạnh đó, chú kết hợp sử dụng đạm cá ủ bằng chế phẩm sinh vi sinh EMINA thay thế cho phân bón hóa học để chăm sóc cây, chi phí phân bón cho cây giảm đáng kể.

Trước đây cứ trung bình 10.000 nghìn đồng phân bón hóa học sẽ bón cho được 3-4 gốc cà phê. Bây giờ trung bình 10.000 nghìn đồng đạm cá sẽ đổ được cho khoảng 50 gốc cà phê.

Chú chia sẻ thêm, phải công nhận rằng khi sử dụng kết hợp chế phẩm sinh học EMINA  cho cây cà phê và đạm cá, năng suất cây cà phê không tăng đột biến như sử dụng phân hóa học.

Nhưng khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA sức đề kháng của cây tăng lên, cây ít bị xâm hại bởi các loại sâu bệnh, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây tốt hơn, cà phê chín tập trung.

Chính vì vậy, năng suất cà phê ổn định và được duy trì, chất lượng, mẫu mã cà phê cũng cao hơn so với trước đây.

Những cành hoa cà phê trắng muốt nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA đang vào mùa

Những cành hoa cà phê trắng muốt nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA đang vào mùa

Đạm cá và chế phẩm sinh học EMINA kết hợp với nhau như một cặp bài trùng nhớ đó mà chú nhàn hơn rất nhiều. Hai loại sản phẩm này lại hoàn toàn không hề độc hại. Không chỉ có lợi cho đất, có lợi cho cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường mà còn an toàn cho người sử dụng. Bản thân chú rất yên tâm khi sử dụng những sản phẩm này. Chú cũng bớt đi được nỗi lo cho những người xung quanh mình khi đi phun vườn, chăm sóc cây.

Đạm cá chú Phú ủ bằng chế phẩm sinh học EMINA để đổ gốc cà phê

Đạm cá chú Phú ủ bằng chế phẩm sinh học EMINA để đổ gốc cà phê

Quy trình chú Phú đã áp dụng chế phẩm sinh học EMINA cho cây cà phê:

Đối với cây không bị bệnh: 

  • Pha 2 lít chế phẩm sinh học với 200 lít nước, phun đều dung dịch lên thân cây, ướt hai mặt lá. Chu kỳ sử dụng 10-15 ngày/lần.

Đối với cây bị bệnh:

  • Pha 5 lít ch ế phẩm sinh học EMINA với 200 lít nước tưới cho 50 gốc. Sau đó 5 ngày phun lần 2 với tỉ lệ 2 lít EMINA pha cho 200 lít nước. Tiếp tục chu kì sử dụng 10- 15 ngày.

Hiện giờ, bên cạnh việc tiếp tục phát triển vườn cà phê cũng như phát triển các vườn cây khác của mình chú Phú còn là tư vấn kỹ thuật cho rất nhiều vườn cây trong khu vực.  Chú nói rằng: “Trước hết chú phải thử nghiệm sản phẩm, làm trên chính vườn của mình có hiệu quả chú mới làm cho người khác. Đến khi họ có kết quả tốt họ mừng mình cũng mừng.”

Là một người hết lòng tâm huyết với nông nghiệp, chú Phú chỉ mong mọi nông dân sẽ lựa chọn cho mình cách làm phù hợp góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, không độc hại không hóa chất, đầu ra ổn định, kinh tế vững vàng.

Với mục tiêu sạch hóa nông nghiệp, nhờ có sự quan tâm của toàn xã hội cũng như sự hỗ trợ của công ty EMI Nhật Bản trong thời gian này chú còn đang sớm hoàn thiện đề tài sử dụng chất hữu cơ sinh học vào nông nghiệp trên địa bàn và xin các cấp chính quyền phê duyệt làm thí điểm và nhân rộng mô hình sử dụng trên địa bàn xã EaBar.

Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua chế phẩm EMINA, Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần thực phẩm Emi Nhật Bản

Địa chỉ:  số 56C, ngõ 99/110/67, tổ 15, đường Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

SĐT: 02436408795

Website:  eminhatban.vn