Kỹ thuật trồng chuối- giới thiệu cây chuối, các giá trị chất dinh dưỡng và kinh tế

MỤC LỤC

Cây chuối không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Chuối từ lâu cũng đã là vật phẩm dinh dưỡng bổ sung hằng ngày, và y học cổ truyền cũng sử dụng chuối với nhiều công dụng.

Hiện nay, giá trị của chuối đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và phát hiện những giá trị vượt bậc, song song đó là quy mô nông nghiệp được đầu tư để chuối trở thành cây giá trị kinh tế cao.

Giá trị chất dinh dưỡng của chuối

Chuối là một loại cây ăn trái cung cấp rất nhiều năng lượng, trong trái chuối chứa nhiều chất đường bột (hydrocarbonat), nhiều loại vitamin…dễ tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể.

Cây chuối và giá trị dinh dưỡng

Cây chuối và giá trị dinh dưỡng

Đặc biệt trong trái chuối rất ít lipid… nên được sử dụng như là một loại thức ăn bổ sung thêm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

Hiện nay trên toàn thế giới hiện đang có 1/2 sản lượng chuối được sử dụng để ăn sống, phần còn lại được sử dụng dưới các dạng nấu chín và có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm với nhiều hương vị khác nhau.

Thành phần chất dinh dưỡng của chuối

Cây chuối và giá trị dinh dưỡng

Cây chuối và giá trị dinh dưỡng

Bảng thành phần các chất dinh dưỡng có được tính trên 100g trái chuối:

– Protein      : 1,8g;

– Lipid         : 0,2g;

– Glucid       : 18,0g;

– Calcium    : 10,0 mg;

– Kalium     : 28 mg%;

– Sắt           : 0,5 mg%;

– Vitamin C          : 8,0 mg;

– Vitamin PP: 0,07 mg%;

– Vitamin C : 0,6 mg%;

Ngoài các chất trên ra thì trong trái chuối các chất dinh dưỡng giá trị còn có Mg, Na, các chlorur, phosphat, lưu huỳnh, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác.

Giá trị sử dụng của trái chuối

Trái chuối được sử dụng làm lương thực và thực phẩm

Trong trái chuối có một hàm lượng chất kali (potassium) chiếm một tỉ lệ rất cao và chứa nhiều loại chất đường thiên nhiên như là: fructose, sucrose, glucose, vì vậy trái chuối cung cấp cho cơ thể một năng lượng dồi dào. Ước tính chỉ cần hai quả chuối là có thể cung cấp một lượng năng lượng đủ cho 90p luyện tập và chơi thể thao cho một người trưởng thành.

Ngoài ăn tươi, chuối còn có thể được sử dụng để chế biến thành rất nhiều các dạng thực phẩm khác ví dụ như là bánh bột chuối, bánh chuối, mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối khô, làm rượu chuối, làm giấm chuối hoặc trích lấy tinh dầu chuối.

Thân cây chuối cũng còn có thể được sử dụng làm các loại thức ăn cho gia súc, các bộ tộc có thể lấy chất sáp ở các loại giống chuối rừng (giống chuối thuộc loài Acuminata), chuối để lấy sợi làm thủ công nghiệp ở giống Musa textilis (giống chuối sợi Abaca)…

Giá trị của chuối trong y học

Trong số các loại hoa quả hiện có nói chung, có thể nói quả chuối là loại quả giá trị cao nhất. Chuối tươi sử dụng rất tốt cho trẻ em đang tuổi trưởng thành, rất bổ dưỡng cho người cần dưỡng sức và phục hồi sức lực, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho người già, cả người lao động trí óc và người lao động chân tay đều cần đến dinh dưỡng trong chuối.

Chuối cung cấp dưỡng chất rất có ích cho hệ xương, cho cơ bắp trong quá trình sinh trưởng, và hỗ trợ cho sự cân bằng hệ thần kinh.

Chuối cũng có thể sử dụng tốt cho bệnh nhân viêm khớp.

Người suy nhược, yếu sức nên sử dụng chuối ăn tươi hàng ngày.

Các nhà dinh dưỡng học cho biết họ đánh giá rất cao hàm lượng chất dinh dưỡng có trong chuối, bởi nó thực sự có thể giúp chữa trị một số loại bệnh.

Giá trị kinh tế của chuối

Từ ngàn xưa, các gia đình ở Việt Nam đều xem cây chuối là cây trồng thân thuộc với cuộc sống. Mỗi gia đình nông thôn đều có ít nhất vài bụi chuối sau hè.

Vài năm gần đây, quả chuối đang được đầu tư đúng mức để trở thành nông sản được ưa chuộng và có sức tiêu thụ cao ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá chuối ổn định, được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng. Chuối trồng tập trung có thể cho ra năng suất cao, lãi đến 60-7tr mỗi năm.

Cây chuối không chỉ giá trị dinh dưỡng, y học mà còn là cây kinh tế trọng điểm và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *