MỤC LỤC
Giá trị cây chanh đã được khẳng định. Cây chanh ngoài giá trị về dinh dưỡng, thì trong những năm gần đây giá trị kinh tế của cây chanh còn được tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các vùng miền Tây.
Cây chanh trong những năm gần đây thực sự mang lại nguồn lợi rất đáng kể cho các hộ nông dân và hợp tác xã đang đầu tư cho vườn chanh ở huyện Cái Bè, Tiền Giang.
Giá trị dinh dưỡng của cây chanh
Cây chanh là một loại cây ăn quả cùng họ với các loại cây có múi như là cây cam, cây bưởi, cây quít…
Cây chanh dù là cây ăn quả, nhưng quả chanh không ngọt khi chín, mà càng chín thì càng chua. Và vị chua đó cũng chính là giá trị độc đáo của cây chanh.
Chanh là một nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ, các hợp chất tổng hợp, khoáng chất và các loại tinh dầu cần thiết cho cơ thể.
Chanh có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh ung thư và đặc biệt là trị sỏi thận.
Chanh rất ít chất béo và protein. Hàm lượng nước trong chanh rất cao, lên đến 88-90%. Carbonhydrate trong trái chanh gồm có các chất xơ, đường glucose, fructose và sucrose.
Chanh mang nhiều chất dinh dưỡng
Pectin là chất xơ chính yếu trong chanh, đây là một chất xơ hòa tan giúp lượng đường trong máu giảm xuống, làm chậm quá trình tiêu hóa chất đượng trong máu. Đây là yếu tố quan trọng và rất ích lợi cho sức khỏe.
Các vitamin có trong chanh:
Vitamin B6: đây là một vitamin thuộc nhóm B, rất quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
Vitamin C: đây là một trong những vitamin thiết yếu nhất cho cơ thể. Vitamin C có chức năng thúc đẩy sự hình thành collagen, làm lành các vết thương hở, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ bệnh thận, tim mạch và tiểu đường. Vitamin C còn có tác dụng làm đẹp da, trị thâm nám, giảm nếp nhăn…
Khoáng chất: trong chanh có nhiều kali là một khoáng chất cần thiết cho tim mạch và huyết áp.
Giá trị kinh tế của cây chanh
Các loại chanh tứ quý, chanh không hạt… đang mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.
Chanh vốn là một trong những gia vị thiết yếu cho ngành ẩm thực. Vỏ chanh, múi chanh, lá chanh, thậm chí đế vỏ thân cây chanh cũng được sử dụng cho những mục đích riêng. Trái chanh có thể dùng làm bánh kẹo, nước uống, sinh tố…
Chanh có giá trị kinh tế cao
Trong y học, chanh có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh rất cao, nên cũng được sử dụng làm thuốc, làm thực phẩm bổ sung và chế tạo các loại dược phẩm bổ sung vitamin C.
Từ những giá trị và lợi ích trên, nhu cầu về chanh chưa bao giờ thuyên giảm. Không chỉ nhu cầu trong nước mà nước ngoài cũng ưa chuộng chanh Việt Nam.
Thời gian gần đây, cây chanh được chú trọng quy hoạch và trồng làm cây kinh tế trọng điểm ở nhiều địa bàn trong nước như Tây Nguyên, Đà Lạt, các tỉnh miền Tây…
Tại các tỉnh này trước đây mô hình trồng nhãn cũ kỹ và không hiệu quả, nay đã được chuyển dịch sang trồng chanh, và đã cho những kết quả khởi sắc.
Kết
Chanh là một loại trái cây dinh dưỡng cao, tính ứng dụng cao và rất phổ biến. Chanh cung cấp nguồn vitamin tuyệt vời, các chất xơ hòa tan và hợp chất thực vật. Chanh là một gia vị tuyệt vời và là một nguyên liệu chế biến các thực phẩm chất lượng.
Với sự ổn định về giá thành, nhu cầu thị trường cao, các giống chanh hiệu quả cao cho năng suất tốt, cây chanh đang trở thành cây kinh tế cao cho nhiều vùng ở Việt Nam.