MỤC LỤC
Làm bông sầu riêng hiệu quả cần 1 quá trình dài, từ sau thu hoạch. Mỗi cơi đọt đều đóng vai trò quan trọng nhất định trong cả quá trình. Tùy vùng miền, tùy tuổi cây, tùy giống cây mà cây có 1,2,3 cơi đọt từ sau thu hoạch đến lúc làm bông vụ sau.
Bài viết này chia sẻ tới quý bà con cách làm bông sầu riêng mùa thuận tại Tây Nguyên, cụ thể là khu vực Gia Lai- Kon Tum.
Chăm sóc cây sau thu hoạch
Để quá trình làm bông được thuận lợi, nhà nông sẽ bắt đầu từ bước tạo nội lực cho cây sau khi thu trái
Lấy lại nội lực cho cây
Cắt tỉa cành: Tỉa cành yếu, cành sâu bệnh, cành khô, cành nhỏ và tay lông. Với cây suy nặng thì không nên tỉa tay lông, vì lá trong tay lông góp phần quang hợp chuyển đổi chất nuôi cây, nếu tỉa hết cây sẽ suy hơn, khó phục hồi hơn.
Rửa vườn: Pha 2-4 lít chế phẩm Emina-P/ phuy 200l. Phun kỹ thân cành lá để diệt rong rêu và nấm bệnh.
Phục hồi bộ rễ: Pha 2 lít chế phẩm Emina đổ gốc cho phuy 200 lít tưới quanh gốc theo tán, lượng tưới mỗi gốc tùy thuộc độ tuổi cây. Có tác dụng hạn chế tuyến trùng, nấm bệnh và cân bằng pH giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt.
Bón phân hữu cơ: Sau khi đổ gốc EMINA tầm 7-10 ngày nên bón các loại phân hữu cơ tự ủ như phân bò, phân dê, phân gà, trấu cà phê… Mỗi gốc khoảng 20-30 kg. Hoặc cộng thêm phân trùn quế, phân gà nhập khẩu dạng viên, phân hữu cơ các loại trong nước 5-15 kg.
Bổ sung humic: Humic hòa nước tưới hoặc trộn phân hóa học 50-100g/ 1 cây.
Bổ sung phân khoáng: Sau khi bón hữu cơ tầm 5-7 ngày cho bón phân NPK 16-16-8 + TE với liều lượng 2-3 kg / cây. Phun lá 30-10-10 TE. Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất.
Bên cạnh việc phục hồi cây, bà con cần quan sát cơi lá biết được tình trạng của cây để có hướng làm bông phù hợp.
Chăm sóc cơi lá
Bình thường 1 cây sầu riêng ra 2-3 cơi lá, cơi đầu tiên có thể cho kéo đi hết cỡ nhưng cơi thứ 2 (cơi làm bông) thì cần kéo ngắn vừa phải, để tránh mất lá.
Cơi 1 là cơi phục hồi cây sau thu hoạch, cơi này thường ra rất mạnh, tuy nhiên một số cây nhiều trái, cây suy thì không ra hoặc ra chậm, những dạng cây này cần chăm sóc đặc biệt.
- Cần kiểm tra phát hiện sớm để phun phòng trừ rầy xanh và rầy bông.
Cơi 2 Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì bón phân với hàm lượng lân cao nhằm giúp lá dày, cuống ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này. Dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây. Phun phân bón qua lá 30-10-10 TE Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
- Cần kiểm tra phát hiện sớm để phun phòng trừ rầy xanh và rầy bông.
Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân. Sử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn.
- DAP + kali (K2SO4) tỉ lệ 1 :1, liều lượng từ 2-4 kg/cây.
Bón phân lần 3, bón 1-5kg phân lân Văn Điển ở gốc tùy độ tuổi cây kết hợp siêu lân 10-60-10 phun ướt toàn lá với liều lượng 0,5kg/phi 200l, nhằm giúp lá mau thuần thục và phân hóa mầm hoa.
Lưu ý:
- Nếu cơi 1 phát triển mạnh, thì cơi 2 lá sẽ ra ít, nhưng lá sẽ to, dày, cây có lực. Nếu cơi 1 yếu hoặc không ra, cơi 2 sẽ ra rất mạnh, sẽ thay toàn bộ lá mới, vì thế lá sẽ nhỏ và mỏng, lực cây yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc ra hoa đậu trái.
- Để cây ra hoa hiệu quả cần 3 yếu tố chính như là kiềng 3 chân: 1 là lực cây, 2 là nhựa cây, 3 là cây tích trữ dinh dưỡng cân đối đủ lượng nhựa cần thiết.
Quy trình siết nước cho cây
Siết nước là kỹ thuật rất quan trọng trong giai đoạn làm bông, vì nếu không làm đúng, cây sẽ rất dễ bị sốc nước dẫn đến rụng bông. Có nhiều trường hợp cây chưa sổ nhị đều mà đã siết nước gây hỏng mắt cua.
Khô hạn giúp cây đặc nhựa để lượng C/N đạt ngưỡng cần thiết, cây cằn lại, lá dày, cơi thứ 3 để đi ngắn và dày. Đất miền tây là đất sét, cấp hạt mịn nên lượng thẩm thấu thấp, áp dụng phương pháp cắt nước để kích thích ra hoa đạt hiệu quả cao hơn. Đất vùng khác là đất dạng hạt thẩm thấu cao nên áp dụng như miền tây kém hiệu quả.
Giai đoạn làm bông là giai đoạn cần người chăm sóc phải chủ động làm, chủ động trong việc siết nước cho cây. Khi ra mắt cua, nhu cầu nước tăng dần cho đến giai đoạn cây gần sổ nhị, thì nhu cầu nước sẽ giảm dần. Đến khi cây đã sổ nhị thì ngưng nhấp nước vài ngày, sau đó lại cần nhấp nước tăng dần trở lại. Khu vực khác sau khi bón lân tưới 3 lần nước trong 3-5 ngày thì dừng tưới.
Bón phân trong giai đoạn làm bông
Cách làm bông trái vụ thì cần cầu kỳ, kỹ lưỡng, làm bông sầu riêng đúng vụ khá đơn giản, chỉ cần làm đủ các bước phân bón gốc và lá như trên, khi đủ các yếu tố trên hoa tự khắc sẽ ra.
Khi hoa sáng đều có độ dài 1-2 cm thì bắt đầu tiến hành tưới theo. Cần lấy thêm 1 cơi đọt trong giai đoạn này, cơi đọt này là cơi quan trọng nhất, vì nó sẽ quang hợp chuyển đổi khoáng chất thành đường nuôi trong suốt quá trình cây mang trái, cơi này phải sung, lá phải dày. Tưới cây đủ ẩm, 2-3 ngày/lần.
- Bón NPK 30-10-10 hoặc 20-10-10 lượng 1kg/cây, để thúc ra đọt, kết hợp pha 2 lít BT-EMI + 2 lít Emina-P+ 1 lít dinh dưỡng+ 1 lít canxi-bo cho 200 lít nước phun 7 ngày 1 lần để kéo dài cơi lá cùng với mắt cua. Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này.
- Khi hoa có độ dài 3-4 cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái, nhưng cũng tỉa thưa ra. Sau đó phun Emina P với liều 2 lít/ phuy ngừa bệnh thán thư cho hoa.
- 30 ngày sau nhú nụ bón 15-15-15 lượng 1-2 kg/ cây. Có thể phun Bo- canxi cộng Emina P giúp cuống chắc và thụ phấn tốt hơn.
- 45 ngày sau nhú nụ phun lá canxi-bo vi lượng và Emina P. Giảm dần lượng nước tưới và ngưng tưới giai đoạn hoa đang nở.
- Sau khi hoa nở hết 4-5 ngày tưới nhấp lại, tăng dần nhưng chỉ bằng 2/3 lượng nước ban đầu.
- Qua 60 ngày thì tưới bình thường.
Tỉa bông sầu riêng
Không phải cứ cây càng nhiều bông là càng tốt, để được những trái sầu riêng chất lượng vừa với sức mang của cây, bà con phải tiến hành tỉa bông sầu riêng.
- Trong giai đoạn trước khi sổ nhuỵ, tiến hành tỉa bông 2-3 lần. Bắt đầu khi chùm bông hình thành được 3-5cm.
- Tỉa bỏ toàn bộ bông đầu cành ở vị trí xa thân (bông khu này dễ rụng và nhận được dinh dưỡng kém hơn).
- Tỉa thưa các chùm bông trong một cành, khoảng cách giữa các chùm là 15-20 cm, giữ lại những chùm hướng xuống, có cuống to mập.
- Tỉa bỏ những bông ốm, nhỏ, xấu, bị sâu bệnh tấn công, di dạng… Mỗi chùm nên để lại khoảng 10- 20 bông.
Tìm hiểu cách trồng sầu riêng tại:
Quy trình chăm sóc cây sầu riêng
Tại sao phải sử dụng lân cao cấp và EMINA để làm bông sầu riêng
Chúc bà con thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn