Không thể cứu vườn tiêu bằng quy trình nửa vời

MỤC LỤC

Không thể cứu vườn tiêu bằng quy trình nửa vời

Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu do nấm Phytophthora palmivora gây ra là thứ mà không một chủ vườn nào mong muốn gặp.

Loại nấm này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, trong điều kiện nhiệt độ giao động từ 10 đến 30 độ C. Ngoài ra, Phytopthora Palmivora khi tấn công cây sẽ kéo theo nhiều loại nấm khác như Pythium, Fusarium,…

Triệu chứng của cây hồ tiêu mắc bệnh chết nhanh có thể được quan sát dễ dàng bằng mắt thường: cây đang xanh tốt bỗng xuất hiện lá vàng rồi nhanh chóng rũ héo; tiếp đó, các đốt trên thân cũng chuyển màu (thâm đen) và rụng,…

Tình trạng nặng nhất là khi nấm bệnh tấn công phần rễ và cổ rễ, gây thối rữa những bộ phận này. Thời gian từ lúc xuất hiện lá vàng héo cho tới khi rụng đồng loạt chỉ vào khoảng 5 – 7 ngày, và chết hẳn sau 7 – 10 ngày nếu không được cứu chữa kịp thời.

Không thể cứu vườn tiêu bằng quy trình nửa vời - Vườn tiêu bị chết nhanh tại Gia Lai
Không thể cứu vườn tiêu bằng quy trình nửa vời – Vườn tiêu bị chết nhanh tại Gia Lai

Vườn hồ tiêu bị chết nhanh

Vườn tiêu nhà chú CC. tại huyện Iagrai, Gia Lai cũng vừa lâm vào tình cảnh “ngặt nghèo” như vậy. Được Công ty Cổ phần EMI Nhật Bản tư vấn, chú đã tiến hành xử lý toàn bộ vườn  bằng quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA nhưng không thật sự nghiêm ngặt (phun chưa đủ liều lượng).

Bên cạnh đó, do cỏ trong vườn đã bị nhổ sạch; chất đất kém, rời rạc, lại pha lẫn sỏi khiến nước rút rất nhanh sau khi tưới, cho nên hệ rễ tơ (rễ cám) phát triển không đầy đủ, cây thiếu dưỡng chất, còi cọc, khó tạo trái – tỷ lệ chiếm tới 40% số trụ tiêu. EMI đã tư vấn chú phun chế phẩm EMINA-P lên lá. Sau khi thực hiện, kết quả theo đánh giá tổng quan là bệnh chết nhanh về cơ bản đã được khống chế, nhưng một phần cũng nhờ thời tiết thuận lợi (chuyển mùa khô) khiến nấm bệnh khó phát tán.

Cần tái tạo lại hệ vi sinh vật trong đất

Đất không còn sự sống
Đất hầu như không còn sự sống

Vì bên dưới các gốc tiêu không còn cỏ và sẽ mất nhiều thời gian để mọc lại, chú Cường cần tiến hành tưới ẩm (nhằm tạo môi trường kích thích hoạt động của các vi sinh vật) và phun chế phẩm EMINA-P rồi theo dõi 10 ngày.

Sau đó, bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân chuồng ủ hoai mục và chất thêm rơm rạ để thúc đẩy sự phục hồi của hệ rễ tơ. Hiệu quả (nếu có) cần được theo dõi và đánh giá đầy đủ để phục vụ việc đưa ra những phương án xử lý tiếp theo …
Trong tương lai, nếu không được trang bị nhận thức và kỹ thuật đầy đủ, đặc biệt là quy trình cải tạo vườn theo hướng ứng dụng các vi sinh vật có lợi, người trồng tiêu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát mầm bệnh.

Trên đây là một trường hợp điển hình mà bà con cần lưu ý.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP Emi Nhật Bản

Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì- Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *