Dự án sinh kế tỉnh Hà Giang

MỤC LỤC

Tóm tắt dự án sinh kế tỉnh Hà Giang

Dự án sinh kế tỉnh Hà Giang mong muốn cải thiện đời sống bà con dân tộc bằng cách thay đổi quá trình canh tác ngô trồng tại các hộ miền núi bị ảnh hưởng bởi nạn buôn bán người. Dự án gồm: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học Emina-P và chế phẩm sinh học trừ sâu BT, phân bón dinh dưỡng tinh khiết và phân gà tại 6 hộ gia đình tại các huyện vùng cao ở tỉnh Hà Giang.

Tiến hành phun chế phẩm trong các giai đoạn phát triển của ngô: cây con, xoáy nõn, ra hoa đồng thời bổ sung thêm phân gà, phân NPK bón cho cây, giống sử dụng ở các hộ gồm giống ngô lai và ngô địa phương, thử nghiệm trên những mảnh diện tích khác nhau nhưng đều trên vùng đất đồi. Tiêu chí đánh giá dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Kết quả thu được cho thấy năng suất và chất lượng ngô ở các hộ đều cao hơn so với mọi năm và đạt cao nhất là 82 tạ/ha, đồng thời số lượng sâu bệnh hại giảm đáng kể lượng sâu ít hơn 80% so với mọi năm.

Đặt vấn đề

Ngô là loại lương thực chủ yếu của bà con người Mông tại Hà Giang. Tuy nhiên, sản lượng ngô thu hoạch được hằng năm rất thấp, do ảnh hưởng bởi thời tiết và sâu bệnh hai kéo dài, dẫn đến việc thiếu lương thực cung cấp đủ cho người dân.

Quy trình được thực hiện trên các nương ngô của 6 hộ gia đình được hỗ trợ bởi tổ chức Rồng Xanh. Tiến hành đưa chế phẩm sinh học Emina-P chuyên dành cho ngô, chế phẩm sinh học trừ sâu BT, phân bón đa lượng, phân bón vi lượng của công ty Emi Nhật Bản và phân gà. Đánh giá năng suất và chất lượng ngô từ đó đưa ra phương án giải quyết và cách hỗ trợ giúp hộ khó khăn người Mông nắm bắt được quy trình sản xuất ngô sạch, sản lượng cao.

Quá trình thực hiện

Ngày 16/03/2020 – 21/03/2020 cán bộ của công ty Emi Nhật Bản cùng với thành viên của tổ chức Rồng Xanh lên Hà Giang. Tai đây, kỹ thuật của Emi đã đo đạc diện tích thử nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô cho bà con người Mông tại Hà Giang.

Làm đất Trồng cây con Chăm sóc cây Thu hoạch
-Làm đất.

-Quốc rãnh cách nhau 70cm

-Bón lót 360kg phân gà ủ/ 1 sào bắc bộ theo hốc cách nhau 25cm.

-Pha 0.5 lít chế phẩm Emina-P xử lý đất và 0.5 lít chế phẩm trừ sâu BT với 20 lít nước sạch phun 1 sào bắc bộ (trộn với phân hữu cơ bón lót)

-Pha 25ml chế phẩm Emina-P với 1 lít nước, tẩm hạt giống trước khi xuống giống.

-Xuống giống 2 hạt cho 1 hố theo hố bỏ phân lót.

-Tưới ẩm đậm nếu không có trời mưa.

-Sau khi cây nên 2 lá thật tiến hành pha 250ml Emina-P + 250ml trừ sâu BT với 20 lít nước phun ướt thân lá.

-Trồng xen các cây họ đậu để tăng hiệu xuất sử dụng đất.

-Pha 250ml EMINA-P + 250ml chế phẩm trừ sâu BT + 0,1 lít dinh dưỡng tinh khiết cho 18 lít nước phun ướt thân và lá.

-1 bình phun cho 1 sào.

-Định kỳ 20 ngày/ lần.

-Khi cây xoắn nõn (cây được 12 lá) tiến hành bón thúc 6kg NPK

-Sau 4-5 tháng tùy loại giống, bắp khô hạt có thể thu hoạch để bảo quản và sử dụng
Tiêu diệt nấm bệnh và trứng sâu trong đất Kích thíc cây con nảy mầm Kiểm soát sâu bệnh hại  

Kỹ thuật trồng ngô theo quy trình Emi Nhật Bản áp dung tại Dự án sinh kế tỉnh Hà Giang

Nhờ sự giúp đỡ từ cán bộ địa phương theo dõi và hướng dẫn các hộ tiến thành theo đúng kỹ thuật. Ngô sử dụng theo quy trình Emi đã có sự khác biệt so với các hộ kế bên.

Ngô tại các hộ sau 2 tuần gieo hạt trong Dự án sinh kế tỉnh Hà Giang
Ngô tại các hộ sau 2 tuần gieo hạt trong Dự án sinh kế tỉnh Hà Giang

Nhìn trên bảng có thể thấy, mật độ gieo hạt và tỷ lệ hạt vào mỗi hốc ở các hộ là khác nhau dẫn đến sự khác nhau về năng suất ngô. Hầu hết mọi người còn tra ba hạt/hốc và mật độ trồng còn cách xa nhau.Tuy nhiên, ngô rất xanh tốt và phát triển và không bị sâu hại tấn công.

Ngô thí nghiệm tại các hộ sau 6 tuần gieo hạt

Ngô đã ở giai đoạn  8-10 lá, tiến hành phun vi sinh lần 2. Ngô được phun bằng chế phẩm sinh học theo tỷ lệ:  Pha 250ml chế phẩm sinh học EMINA-P + 250ml chế phẩm trừ sâu BT + 0,1 lít dinh dưỡng tinh khiết cho 18 lít nước phun ướt thân và lá . Kết quả cho thấy, lá ngô xanh bóng, tốt và không có sâu bệnh hại.

Tiến hành phun ngô đợt 4

Có thể thấy, ngô ở các hộ thử nghiệm phát triển tốt hơn, lá xanh bóng, bắp ngô to và không có sâu bệnh hại. Ở nương đối chứng ngô phát triển kém hơn và bị sâu hại tấn công nhiều hơn.

Ngô đối chứng (không sử dụng chế phẩm) ở các hộ bên

Đánh giá ngô ở các hộ thử nghiệm

Tiêu chí đánh giá hiệu quả thử nghiệm sản suất ngô dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT)

Vườn ngô đối chứng là vườn nhà Chị Vừ với diện tích 1560m2 sử dụng giống ngô lai, canh tác theo phương pháp cũ. Ngô được tra vào hốc ( ba hạt/hốc) và để phát triển không cần chăm bón.

Đánh giá riêng ngô ở các hộ

Đánh giá chi tiết được thể hiện trọng bảng dưới đây:

Đánh giá ngô nhà Anh Phứ

Nội dung Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Chu vi bắp Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%) Khối lượng TB của bắp (g) Khối lượng hạt/bắp (g) Năng suất

(tạ/ha)

Số bao
Ngô có sử dụng chế phẩm 14 42 15.5 95.5 280 220 82 31 bao/

3 sào

Ngô không sử dụng chế phẩm 13 40 14 90 200 140 60 25 bao/ 3 sào

Bảng 1: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm và vườn không sử dụng chế phẩm tại nhà Anh Phứ

Nhìn vào bảng đánh giá có thể thấy, bắp sử dụng chế phẩm sinh học to hơn so với bắp ngô không sử dụng chế phẩm. Đặc biệt ở nương nhà A Phứ, ngô không sử dụng chế phẩm được trồng với diện tích lớn hơn và đất bằng phẳng hơn nhưng năng suất lại kém hơn. Bắp ngô nặng nhất lên tới 300g/bắp.

Ngô nhà Anh Phứ bên trái ngô sử dụng chế phẩm và bên phải ngô đối chứng

Năng suất trung bình của ngô sử dụng chế phẩm đạt 82 tạ/ha. Cao hơn so với năng suất đạt được trên giống ngô lai ở Hà Giang là 72 tạ/ha. Toàn bộ số ngô thử nghiệm năm nay anh Phứ thu hoặc được đạt 886 kg cho 3 sào. (Theo báo Hà Giang http://agro.gov.vn/vn/tID14596_Ha-Giang-Can-nhan-rong-mo-hinh-trong-giong-ngo-lai-moi-cho-nang-suat-cao.html).

Thu ngô và cân ngô nhà A Phứ

Đánh giá ngô nhà Chị Vừ

Nội dung Giống Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Chu vi bắp Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%) Khối lượng TB của bắp (g) Khối lượng hạt/bắp (g) Năng suất (tạ/ha)
Ngô sử dụng chế phẩm Ngô lai 12 34 15 90.9 185 162 27.5
Ngô đối chứng Ngô lai 12 32 13.5 82.3 176 128.3 21.6

Bảng 2: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm và vườn không sử dụng chế phẩm tại nhà Chị Vừ

Ở hộ Chị Vừ bắp ngô sử dụng chế phẩm đạt chất lượng tốt hơn, bắp to và đều hạt hơn, khối lượng trung bình của bắp là 185g. Theo Chị Vừ số lượng bao ngô năm nay cao hơn năm ngoái, tổng số bao năm nay đạt được là 64 bao trong khi năm ngoái chỉ đạt 50 bao.

Ngô nhà Chị Vừ bên trái ngô sử dụng chế phẩm-bên phải ngô đối chứng

Số lượng ngô bị sâu bệnh bên vườn sử dụng chế phẩm nhà Chị Vừ giảm hẳn, ngô đạt năng suất cao hơn với số lượng hạt đạt tối ưu/bắp. Tổng sản lượng thu hoạch được là 596.3 kg cho 6 sào (27.5 tạ/ha). Trong khi đó ở nương đối chứng có diện tích gấp 2.6 lần thì thu được 1213 kg (21.6 tạ/ha).

Đánh giá ngô nhà Chị Mỷ

Nội dung Giống Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Chu vi bắp Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%) Khối lượng TB của bắp (g/bắp) Khối lượng hạt/bắp (g) Năng suất (tạ/ha) Số bao
Chị Mỷ Ngô lai 12 32 15 88.2 200 140 45.5 22 bao /3 sào

Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Chị Mỷ

Năng suất ngô tại nhà chị Mỷ cao hơn so với mọi năm đạt 45.5 tạ/ha, đồng thời lượng sâu bệnh gây hai cũng giảm tới 82% so với mọi năm. Với giống ngô lại, nhà chị thu hoặc được toàn bộ ngô là 493kg trên 3 sào.

Ngô sử dụng chế phẩm tại nhà Chị Mỷ

Ngô to và đều hạt hơn, lượng ngô trên mỗi bắp nhiều hơn. Tuy nhiên do giống ngô nhà chị Mỷ không chất lượng bằng các hộ khác, bắp ngô bé hơn và có nhiều ngô lép hơn . Do đó, năng suất nhà chị đạt không cao bằng các hộ cùng thôn.

Đánh giá ngô nhà Anh Sì

Ngô nhà Anh Sì tại Quản Bạ đạt năng suất đứng thứ hai sau nhà Anh Phứ và được thể hiện cụ thể qua bảng đánh giá dưới đây:

Nội dung Giống Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Chu vi bắp Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%) Khối lượng TB của bắp (g/bắp) Khối lượng hạt/bắp Năng suất (tạ/ha)
Anh Sì Ngô lai 14 40 14.5 92 250 195 80.2

Bảng 4: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Anh Sì

Ở hộ nhà Anh Sì, năng suất năm nay đạt được 80,6 tạ/ha. Tỷ lệ bắp thu hoạch là 92%, cao nhất trong những năm vừa qua.

Ngô nhà anh Sì và ngô đối chứng

Ở nương đối chứng (không sử dụng chế phẩm sinh học) tỷ lệ hạt thấp, rất nhiều bắp ngô không có hạt và mật độ sâu hại cao hơn đến 80%. Ngô nhà anh Sì, bắp đều và đẹp, không bị hư hại và năng suất cao hơn hẳn năm ngoái.

Đánh giá ngô nhà Chị Chở

Nhà chị Chở là một trong hai hộ được hỗ trợ trong dự án sinh kế tại Mèo Vạc. Chỉ tiêu đánh giá ngô nhà chị được thể hiện qua bảng dưới đây.

Nội dung Giống Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Chu vi bắp Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%) Khối lượng TB của bắp (g/bắp) Khối lượng hạt/bắp Năng suất (tạ/ha) Số bao
Chị Chở Ngô địa phương 12 34 14 96.4 180 160 56.9 44 bao / 8 sào

Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Chị Chở

Trên nương nhà Chị Chở số lượng ngô bị sâu bệnh giảm hẳn so với các hộ xung quanh, sản lượng ngô năm nay cao hơn mọi năm đạt 56.9 tạ/ha.Tỷ lệ bắp cao đạt 96.4%. Bắp ngô to, số lượng hạt trên bắp nhiều hơn các hộ xung quanh. Tuy nhiên do mật độ cây nhà chị trồng quá thưa (1m x 1m) dẫn đến năng suất ngô không đạt được tối ưu.

Ngô sử dụng chế phẩm sinh học Emina tại nhà chị Chở

Đánh giá ngô nhà chị Chá

Nội dung Giống Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Chu vi bắp Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%) Khối lượng TB của bắp (g/bắp) Khối lượng hạt/bắp (g) Năng suất (tạ/ha)
C Chá Ngô lai 14 36 13.2 93 240 184 78.3

Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Chị Chá

Hộ nhà chị Chá gieo đúng mật độ theo hướng dẫn, nên ở Mèo Vạc năng suất cao hơn nhà Chị Chở đạt 78.3 tạ/ha. Tổng sản lượng nhà chị Chá thu hoạch được là 2.3 tấn cho 8 sào thử nghiệm và số bao ngô thu được đạt 117 bao.

Đánh giá chung ngô ở các hộ

Hình 6:Biểu đồ thể hiện năng suất ngô ở 6 hộ so với ngô đối chứng

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, với các hộ ở Quản Bạ năng suất ngô đạt cao nhất ở hộ nhà anh Phứ với 82 tạ/ha. Nhà anh Phứ thực hiện quy trình bón phân kịp thời đồng thời sử dụng giống ngô đạt chất lượng tốt hơn.  Sau đó là ngô nhà anh Sì đạt 80.2 tạ /ha. Nhà Chị Vừ đạt năng suất không cao là do chị sử dụng lại giống ngô lai từ vụ trước, giống thoái hóa gây giảm năng suất đáng kể.

Đối với hai hộ ở Mèo Vạc, nhà chị Chá đạt năng suất cao hơn nhà chị Vừ 78.3 tạ/ha, kết quả đạt được do Chị Chá áp dụng đúng kỹ thuật gieo hạt đúng mật độ và số lượng theo hướng dẫn.

Đánh giá chung đều cho thấy, năng suất ngô cao hơn hẳn so với nương đối chứng, cụ thể nhà anh Phứ cao gấp 3.7 lần, nhà chị Vừ cao gấp 1.3 lần so với ngô không sử dụng chế phẩm. 

Đánh giá chi phí

Chi phí sản suất của mỗi hộ được tính bằng bảng dưới đây:

STT Hộ gia đình Diện tích thử nghiệm Chế phẩm sinh học Dinh dưỡng tinh khiết Phân bón Tổng chi phí Sản lượng (chỉ tính hạt ngô) Thành tiền (đối với 1 kg)
BT EMINA-P Hữu cơ (phân gà) NPK
(m2) (lít) (lít) (lít) Kg Kg VNĐ kg VNĐ
1 Anh Sì 1.440 5 5 2.8 48 24 1.384.000 1154 1.199
2 Chị Mỷ 1.080 4 4 2.1 36 18 1.078.000 345 3.100
3 Anh Phứ 1.080 4 4 2.1 36 18 1.078.000 696 1.549
4 Chị Vừ 2.160 8 8 4.2 72 36 2.156.000 522 4.130
5 Chị Chá 2.880 10 10 2.4 96 48 2.512.000 1.729 1.452
6 Chị Chở 1.800 6 6 2.4 60 30 1.602.000 551 2.904
7 Tổng cộng 10.440 37 37 16 348 174 9.810.000 3.843 13.135

Bảng 7: Chi phí sản suất ra 1 kg ngô ở mỗi hộ

Chi phí dựa trên số lượng thực tế đã đưa vào mỗi hộ sử dụng, theo đúng quy trình sản xuất ngô. Tuy nhiên, do thiếu lượng phân gà thực tế nên có sử dụng thêm phân vô cơ NPK, làm tăng chi phí đáng kể.

Chi tiết về chị phí mỗi loại nguyên vật liệu được thể hiện qua bảng dưới đây:

STT Vật tư Đơn giá (VNĐ) Số lượng (Kg) Thành tiền (đ)
1 Chế phẩm Emina-P (lit) 80,000 37 2,960,000
2 Chế phẩm BT (lit) 80,000 37 2,960,000
3 Dinh dưỡng tinh khiết (lit) 80,000 16 1,280,000
4 Phân hữu cơ (kg) 1,000 384 10,440,000
5 Phân khoáng NPK (kg) 13,000 174 2,262,000
Tổng cộng 9,810,000

Bảng 8: Chi phí nguyên liệu đầu vào trong sản xuất ngô

Chi phí thuần để sản xuất ra 1 kg ngô của mỗi hộ tăng lên từ 1.199 đồng đến 4.130 đồng. Ở Quản Bạ, hộ nhà anh Sì đạt chi phí thấp nhất chỉ mất 1.199 đồng/kg. Ở Mèo Vạc, hộ nhà chị Chá có chi phí thấp nhất 1.452 đồng/kg.

Với giá ngô là 6.000 VNĐ/kg lợi nhuận ngô thu về nhà A Phứ là 5.316.000 VNĐ, trong khi đó ở vườn đối chứng với 3 sào sẽ thu được : 3.888.000 VNĐ, mức chênh lệch sẽ là 1.428.000 VNĐ. Chi phí bỏ ra ban đầu nhà anh Phứ là 1.078.000 VNĐ do đó số tiền thu ngô ở vườn thử nghiệm sẽ lãi hơn vườn đối chứng là 350.000 VNĐ.

Chi phí sản suất ngô còn cao là do việc sử dụng để mua phân bón NPK còn nhiều chiếm 25% so với tổng chi phí. Do đó, để đạt tối ưu chi phí sản suất thấp nhất, cần phải thay thế hoàn toàn việc sử dụng phân bón hóa học bằng các loại phân ủ hữu cơ, phân chuồng khoai mục. Bằng việc tận dụng thân ngô cùng với phân bò, gà tại các hộ gia đình, sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân. Phân ủ hoai mục đem bón cho ngô sẽ giúp giảm giá thành sản xuất ngô chỉ còn 900 đồng/kg.

Kết luận 

Năng suất thu được tại 6 hộ thử nghiệm đều cao hơn so với mọi năm và đạt cao nhất tại nhà A Phứ (82 tạ/ha) sau đó đến nhà anh Sì (80.2 tạ/ha), nhà chị Chá đạt (78.3 tạ/ha), nhà chị Chở (56.9 tạ/ha), chị Mỷ (45.5 tạ/ha) và cuối cùng là nhà Chị Vừ (27.5 tạ/ha).

Tỷ lệ sâu bệnh hại trên các hộ đều giảm đến 80% so với các hộ xung quanh. Cây ngô phát triển xanh tốt, lá xanh bóng và không có bệnh.

Thu hái ngô tại Cán Tỷ-Quản Bạ-Hà Giang

Dự án sinh kế tỉnh Hà Giang được đứng ra tổ chức bởi Blue Dragon. EMI Nhật Bản xin cảm ơn vì đã được hỗ trợ rất nhiều trong quá trình làm việc.

Tham khảo bài viết:  Canh tác bền vững: Một công cụ quan trong trong các cuộc chiến chống đói nghèo và buôn bán người

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *