Cơ sở khoa học góp phần tạo nên hương vị nông sản Emi

MỤC LỤC

Hương vị nông sản EMI có điều gì khác biệt với nông sản canh tác theo phương thức cũ? Tại sao chất lượng rau, củ, quả EMI lại khác biệt? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Vi sinh vật, phân bón hữu cơ – cơ sở khoa học góp phần tạo nên hương vị nông sản Emi

Vấn đề căn bản nhất giúp các bộ phận kinh tế của nông sản (lá, thân, rễ, củ, quả, hạt.. – những bộ phận ta ăn tùy theo loại cây trồng) có thêm vị ngọt, hương thơm có thể nói chủ yếu là nhờ cơ chế “tiết kiệm được nhiều nguồn năng lượng dự trữ” cây phải sử dụng cho các quá trình chuyển hóa vật chất phức tạp trong cây để tạo ra nông sản. hông tham gia cấu tạo protein, giữ chức năng khác như tạo mùi, tạo sắc tố…

Đối với cây trồng, để sản xuất được 01 axit amin, cây cần các nguyên tố thành phần là C, H, O và N. Các thành phần này được cung cấp từ khí CO2, các hợp chất chứa NO3-, NO2-, NH4+ và nước (H2O). Những nguyên liệu thô này bắt buộc phải qua các quá trình chuyển hóa.

Quá trình chuyển hóa CO2 và H2O tạo thành đường trong quang hợp cần năng lượng mặt trời. Quá trình chuyển đổi NO3-, NO2– thành NH4+ (quá trình Amoni hoá) cần rất nhiều năng lượng được tạo ra từ đường, và quá trình nối mạch Carbon từ phân tử đường với nhau cũng với Carboxyl hoá cũng có nhu cầu như vậy.

Không chỉ có thế, quá trình vận chuyển NO3-, NO2– trong mạch dẫn của cây cũng cần nhiều cation K+, Ca2+, Mg2+, Na+ để cân bằng điện tích, rồi vận chuyển chủ động vào tế bào chuyển hoá – khâu này cũng cần năng lượng để giải phóng các thành phần trên, tức là cần các hợp chất đường giàu năng lượng.

Cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái canh tác
Cây trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái canh tác.

Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu khoa học, giữa các dạng đạm nêu trên, cây trồng thích hút (có ái lực) dạng NO3– và NO2– (qua phân bón vô cơ) hơn so với NH4+. Dạng đạm NH4+ này nếu được cây hấp thụ ở rễ thì đương nhiên cho phép cây sản xuất ra axit amin ngay tại rễ (về nguyên tắc là có), song ở trong đất trồng, quá trình nitrat hoá thường diễn ra mạnh, làm bay hơi NH3, nên đa phần cây trồng hút chủ yếu là NO3– khi ta bón phân vào đất [1].

Nông sản EMI tạo ra theo quy trình sản xuất riêng biệt

Dựa trên nền tảng cơ bản là việc kiểm soát sâu, bệnh hại cho cây trồng bằng các chế phẩm vi sinh (không hóa chất), và dinh dưỡng cho cây trồng dựa vào dinh dưỡng của phân bón hữu cơ, trong đó vi sinh vật cũng góp phần tạo thêm, tăng hiệu ứng và thúc đẩy hiệu quả việc sử dụng nguồn hữu cơ đưa vào sản xuất này.

Đối với vi sinh vật có lợi, can thiệp vào “dây chuyền sản xuất” này của “nhà máy” cây trồng, với chủng loại phù hợp, chúng sẽ phân giải trực tiếp các nguồn dinh dưỡng đưa vào đất, chuyển dinh dưỡng thành dạng dễ tiêu amonoacid để cây trồng hấp thu trực tiếp được ngay.

Xét về mặt khoa học, ta thấy rằng: trong quá trình trao đổi chất của cây trồng, thông thường cellulose sẽ được phân hủy và bẻ gãy để tạo thành carbon dioxide (CO2). Tuy nhiên, do hoạt động lên men của vi sinh vật (vi sinh vật hữu hiệu mà ta chọn đưa vào qua các dạng chế phẩm sinh học) sẽ tạo ra dạng đường đơn phân tử và sản phẩm đường đơn này sẽ được cả vi sinh vật và cây trồng hấp thu trực tiếp.

Còn về proteins, nói chung chúng được tổng hợp từ nguyên tố Ni tơ. Khi mà cây trồng có thể trực tiếp hấp thu amino acid từ rễ của chúng dưới sự trợ giúp của hệ vi sinh vật hữu hiệu nêu trên, thì thay vì cho đưa vào sản xuất amino acid và protein thì nguồn năng lượng này được chuyển trở về tích lũy trong các bộ phận kinh tế của cây trồng (nông sản);

Bằng cách ấy, cây trồng tạo ra nông sản có chứa nhiều đường và acid amin hơn góp phần tạo nên hương vi Nông sản EMI đặc trưng riêng hơn[2].

Cây trồng hấp thu đạm từ môi trường đất.
Cây trồng hấp thu đạm từ môi trường đất.

Nhờ đó, cây trồng có thể “tiết kiệm” được việc sử dụng năng lượng dự trữ được (đa phần được tích trữ tại không bào ở các bộ phận của cây). Cây được dùng trực tiếp amino acid sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng thu nhận được từ quá trình quang hợp, được tích trữ dưới dạng đường.

Khi đó cây có thể dùng nguồn đường này để cấu tạo cơ thể như cellulose, ligin, dự trữ trong hoa lợi như tinh bột, đường trong thân củ (mía, su hào, khoai tây, khoai lang…), đường, acid trong quả (cam, quýt, sầu riêng, chanh leo, chuối…), tinh bột, chất béo trong hạt (lúa, ngô, đỗ, lạc…) mà ta cần.

Liên quan tới các quá trình này, một số vấn đề khác ngoài thực tiễn cũng được giải thích có cơ sở. Việc bón nhiều đạm dạng NO3– và NO2– sẽ dẫn tới hệ lụy là khi hấp thụ NO3-, NO2-, cây phải chuyển hoá ở phần chồi ngọn, quá trình chuyển hoá cần huy động rất lớn năng lượng dưới dạng dự trữ là đường.

Đây là lý do thu hút côn trùng chích hút tập trung vào phần chồi ngọn do vị ngọt của đường trong dịch thân cây mang lại; bón nhiều đạm dạng này cũng đẩy cây vào tình trạng bật đọt non ra nhiều nhưng rễ kém phát triển, cây suy yếu do bị lấy đi năng lượng quá nhiều so với thực lực năng lượng cây có được – đây là thời điểm sâu bệnh thừa cơ xâm hại.

Tham khảo: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong rau củ quả đang suy giảm so với trước

Đối với dinh dưỡng cho cây trồng, cùng với vi sinh vật có lợi, vai trò quan trọng của phân bón hữu cơ ngoài việc cung cấp các dinh dưỡng đa lượng ra còn đưa vào đất các chất dinh dưỡng dễ tiêu, các vi chất mà phân vô cơ không có được.

Đây là nền tảng cơ bản để vi sinh vật có lợi trong đất sử dụng, phát triển và để cải tạo đất theo hướng “khỏe mạnh”. Sử dụng nguồn dinh dưỡng này, cây trồng cũng tiết kiệm được năng lượng phải bỏ ra trong quá trình hấp thu, vận chuyển và sử dụng chúng để tạo ra nông sản EMI.

Ngoài con đường chủ lực hấp thu dinh dưỡng qua bộ rễ của cây, hiện nay chúng ta biết khai thác thêm con đường hấp thu dinh dưỡng qua bộ lá của chúng. Phân bón lá dạng hữu cơ, giàu dinh dưỡng như dịch lỏng chiết ra từ việc ủ vi sinh với nguồn vật liệu hữu cơ như cá, đỗ tương, hoa quả, trứng… đang là nguồn dinh dưỡng hữu cơ được người trồng cây áp dụng và khai thác rất hiệu quả.

Nông sản EMI
Nông sản EMI

Thiết nghĩ, việc khai thác tác dụng tuyệt vời của vi sinh vật có ích cùng nguồn dinh dưỡng hữu cơ đưa vào hệ sinh thái cây trồng như Emi áp dụng hiện đang là hướng sản xuất mà đại đa số người trồng cây đều có thể dễ dàng làm được, nhằm tạo ra nhiều nông sản EMI sạch hóa chất cho xã hội, góp phần bảo vệ sinh thái, môi trường.

Đặt mua nông sản EMI mời bạn ghé qua: emimart.vn

                                                                                                   Hà Nội, tháng 3/2022

                                                                                           Đình Minh – Emi Nhật Bản

[1] Nguồn: internet.

[2] Nguồn: T.Higa 1988.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

3 thoughts on “Cơ sở khoa học góp phần tạo nên hương vị nông sản Emi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *