Cây chè – trà

MỤC LỤC

Tên gọi

  • Gọi là trà hay chè đều được
  • Tên khoa học: Camellia sinensis
  • Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
    • Ngành hạt kín Angiospermae
    • Lớp song tử diệp Dicotyledonae
    • Bộ chè Theales
    • Họ chè Theaceae
    • Chi chè Camellia (Thea)
    • Loài Camellia (Thea) sinensis

cây chè

Lá chè

Đặc điểm của cây chè

  • Thân cây chè cao, có khi cao đến 20m nếu không xén. Cây chè là cây mọc hoang và là cây gỗ. Thậm chí cây to tới một người ôm không xuể. Khi chăm sóc người trồng tường cắt xén nên cây chè thường chỉ cao 1,5 -2m.

kiến thức về cây chè

Cây chè

  • Ngay từ gốc cây đã mọc rất nhiều cành. Lá cây mọc so le và không rụng.
  • Hoa cây chè mùi thơm, cánh hoa to và màu trắng, có nhiều nhị rất đẹp.

hoa chè

Hoa chè

  • Quả chè là một nang, thường có 3 ngăn. Quả mở bằng lối cắt ngăn, hạt không có phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.

quả chè

Quả chè

Công dụng của trà xanh với sức khỏe con người

  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt: nam giới có thói quen uống trà xanh có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 60% so với người không uống trà xanh.
  • Chống oxy hóa:  chất polyphenol trong trà cao gấp 18 lần so với vitamin E, vì vậy uống trà có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
  • Tăng tuổi thọ: những người có thói quen uống trà xanh mỗi ngày sẽ có tuổi thọ cao hơn so với những người không uống.
  • Phòng chống ung thư: nghiên cứu cho thấy những người trồng chè và nghiện uống chè có tác dụng phòng chống ung thư rất hiệu quả.

công dụng của trà

Uống trà mỗi ngày giúp chống lão hóa rất hiệu quả

  • Phòng chống bệnh tim: uống trà mỗi ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà khoa học Anh nghiên cứu và chỉ ra rằng uống 4 tách trà mỗi ngày tốt cho sức khỏe gấp nhiều lần so với uống 8 ly nước trắng đun sôi để nguội.
  • Phòng chống bệnh Parkinson: Theo Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phát triển bệnh Parkinson ở những người trung niên và người già thường xuyên uống trà thấp hơn 71% so với những người không có thói quen uống trà.
  • Giúp tinh thần phấn chấn: các axit amin trong trà giúp kích thích bài tiết dopamine. Dopamine là chất chi phối cảm xúc, niềm vui. Vì vậy, uống một ly trà vào sáng sớm giúp tinh thần sáng khoải hơn rất nhiều.

Phân loại trà Việt Nam

Thực tế cho thấy có rất nhiều loại trà, nhưng có 3 loại trà phổ biến và được người tiêu dùng ựa chọn như sau:

Trà xanh

  • Trà xanh không được ủ oxy nên quá trình oxy hóa không diễn ra.
  • Trà xạnh được chế biến bằng cách phơi nắng, sấy hơi nóng hoặc chần qua nước sôi để diệt men trà.

trà xanh

Trà xanh

Trà đen

  • Trà đen còn được gọi là hồng trà, được oxy hóa 100%.
  • Một số loại trà túi lọc hiện nay trên thị trường thuộc nhóm trà đen, thường được uống chung với sữa, mật ong, đường.
  • Trà đen cũng có thể pha uống luôn để thưởng thức hương vị tự nhiên mà không cần phải thêm gì vào cả.
  • Trà đen ngon là loại trà không bị thay đổi màu sắc từ khi rót nước nóng vào cốc cho đến khi trà bắt đầu nguội. Nếu trà thay đổi màu sắc là do nó vẫn chưa hoàn toàn bị oxy hóa hết và đây là loại trà không ngon.

trà đen

Trà đen

Trà ô long

  • Trà ô long cũng trải qua quá trình oxy hóa khoảng 20-60%
  • Trà ô long có nước màu xanh hoặc xanh vàng, bã trà xanh. Trà có mùi hoa tươi rất thơm và bền.
  • Tại các tỉnh Cầu Tre, Tâm Châu ở Lâm Đồng, Thái Bình ở Lạng Sơn sản xuất trà ô long rất nhiều.

trà ô long

Trà ô long

Tham khảo: 

Làm giàu nhờ trồng chè sử dụng chế phẩm sinh học EMINA tại Tân Cương, Thái Nguyên

Chế phẩm sinh học EMINA chinh phục người trồng chè ở Văn Chấn Yên Bái

Cách phòng trị các loại sâu hại chè

Cách diệt rầy xanh xâm hại chè hiệu quả

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: ” Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ( EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường”

Mã số B2007-11-03DA – Viện sinh học Nông nghiệp- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam