Cách trị bệnh đốm vằn hại lúa

MỤC LỤC

Đốm vằn là một căn bệnh do nấm Hypochnus sasakii Shirai gây ra và được xếp vào top 5 loại bệnh nguy hiểm nhất đối với cây lúa. Bệnh đốm vằn làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của cây, đe dọa đến cả một ruộng lúa. Do đó, đòi hỏi bà con cần phải có sự hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật trồng, cũng như cách phòng ngừa và điều trị chúng hiệu quả nhất.

Dấu hiệu phát hiện bệnh đốm vằn trên cây lúa

Để dễ dàng phát hiện ra bệnh đốm vằn gây hại trên cây lúa, bà con nên quan tâm đến các dấu hiệu sau:

  • Bệnh đốm vằn chủ yếu gây hại trên bẹ lá, nhất là ở phần gốc cây .
  • Khi cây lúa bị xâm hại thì trên lá lúa xuất hiện vết đố, hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau đó lan rộng ra dạng đám mây.
  • Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì vết bệnh sẽ trở nặng và phần lá phía trên bị chết lụi.

Tác hại của bệnh đốm vằn trên cây lúa

Tác hại của bệnh đốm trên cây lúa
Tác hại của bệnh đốm trên cây lúa
  • Tác hại của bệnh đốm vằn trên cây lúa rất nguy hiểm và đe dọa đến năng suất, chất lượng của ruộng lúa nhiều. Làm bà con bị mất mùa.
  • Các vết bệnh trên cây lúa có thể tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh khác xâm nhập và gây hại.
  • Bệnh đốm vằn trên cây lúa có sự lây lan cao và được xếp thứ 2 trong top 5 loại bệnh nguy hiểm nhất đối với cây lúa.

Do đó, đòi hỏi bà con cần phải có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp để tránh sự lây lan của bệnh đốm vằn.

Cách ngăn ngừa bệnh đốm vằn gây hại trên cây lúa hiệu quả

Cách ngăn ngừa bệnh đốm vằn gây hại trên cây lúa hiệu quả

Cách ngăn ngừa bệnh đốm vằn gây hại trên cây lúa hiệu quả

Để ngăn ngừa bệnh đốm vằn gây hại trên cây cây lúa, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Lựa chọn giống lúa tốt và có khả năng kháng bệnh cao để gieo trồng, có khả năng chống chọ với các loại bệnh.
  • Tránh tình trạng gốc cây bị ngập úng hoặc để mặt đất quá khô ráo vì như thế sẽ là điều kiện để mầm bệnh phát sinh và gây hại.
  • Thường xuyên thăm ruộng để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị, ngăn ngừa sự xâm hại lớn của bệnh đến với cây trồng.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học Emina-P cho cây lúa theo liều lượng 0.25 lít chế phẩm+ 18 lít nước, phun đều cho 1 sào Bắc Bộ định kỳ 7 ngày/lần.

Biện pháp điều trị bệnh đốm vằn trên cây lúa

Khi bà con phát hiện cây lúa có dấu hiệu của bệnh đốm vằn, bà con nên thực hiện các cách hữu hiệu sau để giúp bà con có được một vụ mùa bội thu:

  • Nhổ bỏ và tiêu hủy những cây lúa bị bệnh đốm vằn để tránh sự lây lan của mầm bệnh và tránh tạo cơ hội để cho các mầm bệnh khác tấn công và gây hại.
  • Khi phát hiện bệnh, bà con không nên dùng thuốc hóa học để tiêu diệt bệnh vì như thế có thể làm tác dụng ngược trên cây và làm chết cây.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây lúa pha theo tỷ lệ 1 lít chế phẩm+ 50 lít nước, định kỳ 7 ngày/lần
  • Chế phẩm sinh học Emina-P sẽ giúp cây phục hồi, sinh trưởng và phát triển tốt nhất, có khả năng kháng lại bệnh đốm vằn trên cây lúa, cho năng suất cao, kích thích phát triển hoa và hạt lúa, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu

Tham khảo thêm:

Bệnh đốm nâu trên lúa

Cách nhận biết và kiểm soát bệnh khô vằn hại lúa

—————————————————————

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi- xã Ngọc Hồi- huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội

SĐT: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *