Bệnh đốm nâu trên lúa (brochure)

MỤC LỤC

Bệnh đốm nâu trên lúa là một trong những bệnh hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất chất lượng hạt lúa.

Bệnh đốm nâu trên lúa
Bệnh đốm nâu trên lúa

Tác nhân gây bệnh đốm nâu hại lúa:

Nấm Bipolaris oryzae, Cochilobolus miyabeans (tên gọi khác: Dreschlera oryzae, Helminthosporium oryzae). Nấm có thể nhiễm trên cả cây giống lẫn cây trưởng thành, khiến cây trụi (nếu mắc bệnh nặng), với tỷ lệ cây giống chết có thể lên tới 10 – 58%.

Bệnh được xem là nguyên nhân chính dẫn tới nạn đói năm 1942 ở Bengal (Ấn Độ) khi sản lượng sụt giảm 50 – 90% và giết chết 2 triệu người. Các yếu tố khác bao gồm diễn biến nhiệt độ bất thường (trung bình 20 – 30oC) trong suốt 2 tháng, trời nhiều mây và mưa trong suốt giai đoạn trổ bông, tạo hạt.

Triệu chứng bệnh đốm nâu hại lúa:

– Bệnh làm trụi cây giống và lá trên cây trưởng thành

– Trên cây giống, nấm gây ra những đốm tròn, nhỏ màu sẫm quanh lá và làm biến dạng lá.

– Nấm làm bạc màu rễ.

– Cây giống nhiễm bệnh còi cọc hoặc chết.

– Đối với cây trưởng thành, phần tổn thương trên lá có màu nâu nhạt hoặc xám ở giữa, và nâu sẫm ở rìa.

– Phần tổn thương có đường kính từ 1 – 14mm, tùy theo cây.

– Với những cây có sức đề kháng tốt, nấm gây ra các đốm đen nhỏ.

– Nhiều vùng tổn thương hợp lại thành tình trạng nhiễm bệnh nặng, làm hỏng phần lớn hoặc toàn bộ lá.

– Nấm có thể nhiễm ở phần thân và hạt.

– Các đốm sẫm làm suy giảm số lượng hạt trên mỗi bông, cùng khối lượng hạt.

– Vùng tổn thương do bệnh đốm sẫm đôi khi hay bị nhầm lẫn với bệnh đạo ôn, cháy lá (Blast lesions)

Bệnh đốm nâu hại lúa
Bệnh đốm nâu hại lúa

Nấm tồn tại lâu 

Nấm tiếp tục tồn tại trên hạt giống và các phần thừa của cây

Thông thường thì cây giống nhiễm bệnh khi gặp điều kiện phát triển bất lợi nhưng nấm cũng tấn công lá và chùy của cây trưởng thành.

Điều kiện ưa thích của nấm gây bệnh

-Cây thiếu dinh dưỡng: đạm, lân, kali, …

– Hiện diện trên cây giống, lúa mọc tự nhiên, một số loại cỏ và các phần thừa của cây.

-Đất kém, khô hạn, thiếu dinh dưỡng

-Nhiệt độ 25 – 30oC

-Ngập nước hoặc độ ẩm cao (86 – 100%)

-Lá bị ướt từ 8 – 24 tiếng để bắt đầu nhiễm bệnh

-Nhà nông làm đất quá mức trong giai đoạn lúa chín

Kiểm soát bệnh đốm nâu:

-Cung cấp đủ và đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho cây.

-Tránh không để cây luôn trở trong tình trạng ngập nước

-Sử dụng giống có khả năng kháng bệnh – Phương thức kinh tế và hiệu quả nhất.

-Làm sạch cỏ và các phần thừa của cây trên ruộng – có thể là trung gian truyền bệnh.

-Vì nấm có thể lan truyền qua giống, có thể xử lý bằng nước ấm (53-54oC) trong 10 – 12 phút trước khi gieo hạt.

-Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm sinh học EMINA-P giúp kiểm soát bệnh đốm nâu trên lúa.

-Trường hợp bệnh hại phát sinh: Pha 500ml chế phẩm sinh học EMINA-P + 1 hộp sữa chua + 18 lít nước, phun đẫm lên ruộng và phun nhắc lại sau 3 ngày.

Lúa sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P
Lúa sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P

Có thể bạn quan tâm:

Cách nhận biết và kiểm soát bệnh khô vằn hại lúa

Cách điều trị bệnh lùn xoắn lá trên cây lúa hiệu quả

————————————————————

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *