MỤC LỤC
Rầy nâu là một loại côn trùng rất nguy hiểm và đe dọa rất lớn đến năng suất của cây lúa. Do đó, đòi hỏi bà con cần phải có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp để ngăn ngừa loại côn trùng này xâm hại và phát triển thành bệnh dịch.
Chúng tôi chia sẻ bài viết này để giúp bà con một phần nào đó hiểu sâu và rộng hơn về loài rầy nâu xâm hại lúa, cũng như về cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả cho loài côn trùng này.
Dấu hiệu phát hiện rầy nâu xâm hại lúa
- Cây lúa bị rầy nâu xâm hại trên lá chúng thường để lại các vết màu nâu đậm.
- Rầy nâu xâm hại trên cả hạt lúa làm cho hạt bị lép một phần hoặc bị lép toàn bộ.
- Cây bị còi cọc, kém phát triển, khô héo và gây chết ở cây.
Tác hại của rầy nâu xâm hại trên cây lúa
- Rầy nâu xâm hại lúa làm cho lúa kém phát triển, còi cọc, cho năng suất thấp, không đạt chuẩn để bán ra thị trường.
- Ngoài ra, khi cây lúa bị rầy nâu xâm hại là cơ hội để cho các loại sâu bệnh và các virus khác tấn công, làm cho cây bị thối nhũn, đổ rạp có thể lan rộng ra cả ruộng, cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời.
- Nếu bà con không phát hiện sớm mà để rầy nâu phát triển thành dịch thì hậu quả mang đến rất nghiêm trọng như gây chết hàng loạt ở cây, làm ảnh hưởng đến cả các mùa vụ sau.
Do đó, đòi hỏi bà con cần phải có biện pháp phòng ngừa thích hợp và ngăn ngừa những tác hại mà rầy nâu mang lại trên cây lúa.
Cách ngăn ngừa rầy nâu xâm hại lúa
Có rất nhiều cách để phòng ngừa rầy nâu xâm hại lúa, nhưng cách hiệu quả nhất là:
- Thường xuyên thăm ruộng để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị, ngăn ngừa sự xâm hại lớn của rầy nâu phát triển thành dịch đến với cây lúa.
- Ưu tiên trong việc lựa chọn giống lúa tốt và có khả năng kháng bệnh cao, giúp cây lúa có khả năng chống chọi lại các loại sâu bệnh hại.
- Không trồng quá dày, giữ mật độ cây để giúp cây luôn thoáng và tránh tạo điều kiện cho rầy nâu xâm hại.
- Nuôi thiên địch có cánh như ong,… để chúng giúp bà con tiêu diệt được sâu đục thân một cách triệt để nhất.
- Sử dụng chế phẩm sinh học theo liều lượng: 0.25 lít chế phẩm sinh học trừ sâu BT+ 18 lít nước phun cho 1 sào Bấc Bộ, 7 ngày phun 1 lần.
Cách tiêu diệt rầy nâu xâm hại lúa hiệu quả
Để tiêu diệt rầu nâu xâm hại trên cây lúa được hiệu quả nhất, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Nhổ bỏ và tiêu hủy những lá lúa bị bệnh, yếu ,và bị rầy nâu xâm hại để tránh đi sự lây lan của mầm bệnh.
- Dùng biện pháp sinh học để bắt rầy nâu, bà con không nên lạm dụng thuốc hóa học vì rất có thể gây chết hàng loạt ở ruộng lúa.
- Sử dụng chế phẩm theo liều lượng sau: 0.3 lít chế phẩm sinh học trừ sâu BT + 0.25 lít chế phẩm trừ bệnh Emina-P+ 18 lít nước, phun ướt mặt lá. thân và đất
- Ngoài ra chế phấm sinh học còn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng kháng lại bệnh héo xanh, cho năng suất cao, kích thích phát triển hoa và trổ đều hạt, khả năng tự phục hồi do rầy nâu xâm hại, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.
Tham khảo thêm:
Cách phòng trị sâu đục thân trên cây lúa
Cách phòng ngừa bọ xít đen hại lúa cực kỳ đơn giản
——————————————————————————–
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi- xã Ngọc Hồi- huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội
SĐT: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn