Cách phòng và trị các loại sâu hại trên cây chè

MỤC LỤC

Như chúng ta được biết cây chè là một loại cây hoang dã, được bà con phát hiện, và khai thác chúng cách đây 4000 năm, nhờ vào những lợi ích mà chúng mang lại. Tuy nhiên, rất nhiều loại sâu hại trên cây chè làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây chè rất nhiều.

Cách phòng và trị các loại sâu bệnh hại trên cây chè
Lá chè bị nấm bệnh tấn công

Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến với bà con về một số loại sâu bệnh hại trên cây chè, giúp bà con một phần nào đó biết cách nhận diện, cũng như phòng ngừa, ngăn chặn sâu bệnh hại khỏi các tác hại mà các loại sâu bệnh gây ra trên cây chè.

Đặc điểm của các loại sâu hại trên cây chè

Có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại trên cây chè, nhưng điển hình nhất là:

Bọ xít muỗi

bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi xâm hại ở chè

​​​​​​Bọ xít muỗi gây hại nặng nhất vào vào 2 đợt: đợt 1 vào tháng 7 – 8, đợt 2 vào tháng 10 – 12.

Bọ xít muỗi chích hút để lại những vết châm trong như giọt dầu sau đó chuyển sang màu nâu, khi hại nặng tạo thành các vết châm dày đặc, lá chè cong queo, cháy thui đen không cho thu hoạch đồng thời còn ảnh hưởng đến lứa chè sau.

Bọ cánh tơ

Tập trung vào  các tháng 4 – 5 và 7 – 8. Bọ cánh tơ non và trưởng thành bám ở mặt dưới lá non, tôm chè và trên cọng búp để gây hại. Khi chè bị hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm.

Búp chè bị hại nặng có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, lá bị nhăn và biến dạng, sau khi chế biến chè bị đắng, nước chè vàng hơn và không có màu xanh đặc trưng.

Nhện đỏ nâu

Nhện đỏ nâu xâm hại chè
Đặc điểm nhện đỏ nâu xâm hại chè

Chủ yếu phát sinh gây hại vào các tháng nóng, ít mưa (tháng 3, 4, 5, 6 hàng năm). Nếu không phát hiện sớm thì toàn bộ lá chè sẽ mất màu xanh bóng đặc trưng, chuyển sang màu nâu. Mép lá cong lên làm cho lá nhỏ lại, biến dạng rồi bị rụng càng ngày càng nhiều.

Cây chè bị nhện đỏ nâu hại sẽ không cho búp trong một thời gian dài và hồi phục rất chậm.

Rầy xanh

Rầy xanh hại chè
Rầy xanh hại chè

Vào cuối tháng 4, tháng 5 và cuối tháng 9, tháng 10 là điều kiện thuận lợi để rầy xanh phát triển và xâm hại cây chè.

Sau khi bị rầy xanh hại, sẽ làm cho lá và búp bị chùn lại, lá chè bị khô từ chóp lá rồi lan dần theo 2 mép lá dẫn đến lá chè bị thâm đen, khô.

Các biện pháp phòng chống sâu hại trên cây chè

Đầu tiên bà con nên trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ hợp lý đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học.

Cày bừa diệt cỏ dại, vệ sinh nương đồi chè, xới xáo diệt nhộng, diệt mầm bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, bà con cần bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái sớm, hái kỹ để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh là điều vô cùng cần thiết. Nuôi trồng các loại thiên địch như kiến, ong, nhện,… để diệt trừ và loại bỏ các trứng của các loại sâu hại trên cây chè.

Sủ dụng chế phẩm sinh học BT-EMI phun phòng trừ sâu hại trên cây chè định kỳ. BT sẽ kiểm soát sâu và trứng sâu hiệu quả.

Cách khắc phục các loại sâu hại trên cây chè

Tùy vào từng loại sâu bệnh mà có các biện pháp diệt trừ khác nhau, bà con không nên lạm dụng quá nhiều phân thuốc trừ sâu để trừ các loại sâu hại trên cây chè, vì như thế sẽ bị phản tác dụng và sẽ làm bệnh ngày càng phát tán hơn. Ngoài ra, bà con nên áp dụng các biện pháp thủ công như:

  • Uu tiên hơn trong việc vệ sinh vườn chè, đảm bảo các nương chè luôn được giữ khô thoáng, sạch, tránh tạo nơi trú ẩn cho các loại sâu hại trên cây chè.
  • Sử dụng các thiên địch có từ trong thiên nhiên để chúng có thể giúp bà con diệt trừ các loại trứng của các loại sâu hại ẩn nấp trong các tán lá và búp chè.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT để diệt tận gốc các loại sâu hại trên cây chè, giúp cây trồng phát triển.
  • Sử dụng kết hợp với chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây chè giúp cải thiện được năng suất và chất lượng của chè sau khi bị sâu bệnh xâm hại.

Tham khảo thêm: Hiệu quả của mô hình sử dụng chế phẩm sinh học EMI trên vườn chè tại Yên Bái

Chế phẩm sinh học Emina-P là gì?

Chế phẩm sinh học EMINA
Chế phẩm sinh học EMINA

Trong những lúc bà con đang canh tác và đấu tranh với các loại dịch bệnh đến cho chè, dẫn đến nhiều năm năng suất thu hoạch giảm đáng kể thì hiện nay đã có chế phẩm sinh học Emina-P đến từ Nhật Bản, một chế phẩm sinh học được các chuyên gia viện nghiên cứu các loại sản phẩm có thể khắc phục các bệnh và phòng bệnh giúp tăng doanh thu cao cho bà con trồng trọt.

Công dụng đạt được

  • Tăng độ bóng của lá chè
  • Kích thích bật búp mạnh
  • Rút ngắn thời gian thu hoạch
  • Tăng năng suất cây trồng
  • Tăng chất lượng thành phẩm
  • Chè đạt tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu
  • Chế phẩm sinh học EMINA-P là sản phẩm sạch, an toàn với cây trồng, người sử dụng và môi trường.

——————————————————————————

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *